Lịch sử phát triển của thiết kế giao diện người dùng

“Hiểu biết về trải nghiệm người dùng càng sâu sắc thì thiết kế được tạo ra sẽ càng hoàn thiện.” – Steve Jobs, Apple.

Bài viết bởi Jeremy Sim, nhà thiết kế đồ họa và minh họa đến từ Singapore.

Thuật ngữ GUI là gì?

Khi chiếc máy tính để bàn IBM đầu tiên được trình làng năm 1981, sản phẩm này được tích hợp hệ thống vận hành MS-DOS của Microsoft yêu cầu người nhập những lệnh tắt để thực hiện thao tác trên máy. Tất nhiên là nó trông khá nhàm chán và người dùng cần phải nhớ rất nhiều lệnh để thực thi tác vụ hoàn thành lệnh.

3 năm sau đó, mọi thứ thay đổi khi Apple ra mắt sản phẩm Macintosh thành công – một chiếc máy tính tích hợp Graphical User Interfaces (GUI). Đây quả thật là một sản phẩm mang tính cách mạng, làm thay đổi thuật toán về cách mà người dùng tương tác với máy tính của họ trong những thập kỉ sắp tới. Mọi người sẽ sử dụng máy tính vì họ muốn chứ không phải với tâm thế bắt buộc.

Thời điểm GUIs trở thành nhân tố quan trọng của một chiếc máy tính, mọi người cũng bàn luận nhiều điều xung quanh nó, về cách mà tính năng này được trình bày. Nhiều người dùng cảm thấy khá ngỡ ngàng trước sản phẩm máy tính để bàn và rất ít người biết về nó. GUI là một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự gia tăng về số người sở hữu và sử dụng PC sau những năm 1980. Sự ra đời của nó làm đơn giản hóa thao tác người dùng khi tìm hiểu chức năng trên máy tính, đồng thời là luận điểm tham khảo cho những vật thể thực tế hoặc hình ảnh hỗ trợ người dùng trong hành trình tìm hiểu cách thức hoạt động của sự vật trong môi trường khác lạ.

Bởi Jeremy Sim. Nguồn ảnh: Apple, Microsoft Samsung,Nokia.

Skeuo… gì chứ?

Với sự phát triển của công nghệ sau khi GUI được ứng dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị cá nhân, chức năng hiển thị được cải thiện rõ rệt. Điều tương tự cũng diễn ra với quá trình xử lý đồ họa. Khả năng tạo ra những hình ảnh tốt hơn, chuyên nghiệp và bắt mắt hơn trở thành nhiệm vụ to lớn cho những nhà sản xuất và lập trình để họ biểu diễn năng lực về công nghệ của bản thân. Sự phát triển của màn hình cảm ứng làm thay đổi cách thức tương tác giữa người dùng và thiết bị, khiến các nhà lập trình phải tạo ra loại ngôn ngữ hình ảnh sao cho quá trình chuyển giao được mượt mà. GUIs cũng tác động đến những vật thể ngoài đời và texture bởi nó hoàn toàn có khả năng. Loại hình thiết kế này được biết đến với cái tên skeuomorphism.

Mọi thứ dần được cụ thể hóa trong lĩnh vực đồ họa và giao diện người dùng ở thời điểm đầu những năm 2000. Sự cải tiến hình ảnh của Mac OS X, Windows XP và sự ra mắt của chiếc iPhone đầu tiên báo hiệu cho kỉ nguyên mới của thiết kế giao diện, nơi mọi thứ như biểu tượng được thiết kế với mục đích càng chân thực càng tốt. Texture da thuộc, bề mặt kính hoặc chất bạc sáng bóng được áp dụng hầu hết ở từng icon trong giao diện người dùng, từ máy tính để bàn đến điện thoại. Những phản ánh, gradient và shadow dần khiến mọi thứ trở nên “phổ biến” hơn.

Dường như lúc mà tính năng hiển thị và xử lý ngày càng được cải thiện nhiều hơn thì chúng ta cũng có xu hướng áp dụng tính thực tế vào trong lĩnh vực digital nhằm “đạt đến cực hạn về công nghệ”. Đây quả thực là một giai đoạn thú vị về thiết kế giao diện! Mọi người đều cảm thấy ấn tượng trước mức độ chân thực của một vật thể trên màn hình kĩ thuật số. Mọi thứ thật tuyệt vời! Giờ đây bạn có thể lướt từng trang sách trên iBook với cảm giác tương tự như đọc sách thật. Mọi thứ đều mang dáng dấp của tinh thần vị lai, cách mà chương trình máy tính được thiết kế với vẻ ngoài của kính phản chiếu và kim loại sáng chói.

Dù vậy, chúng ta lại trở nên chán nản sau một vài năm. Nếu mọi thứ trong thế giới kĩ thuật số đều mô phỏng dáng dấp của vật thể trong môi trường thực tế, người dùng sẽ không cảm thấy kích thích về hình ảnh. Thực tế, mọi thứ bắt đầu trở nên hỗn loạn với chúng ta. Mọi chuyện dần thay đổi khi ý tưởng về Flat Design xuất hiện với những chi tiết đơn giản, sạch sẽ, thông thoáng, không có bề mặt chất texture hay mang tính phản chiếu, không kính và da thuộc. Skeuomorphism với tính chất texture hay bóng bắt đầu trở nên lỗi thời. Đã đến lúc quá trình chuyển giao được thực thi. Những giao diện cảm ứng đã có mặt trên thị trường trong một thời gian và máy tính cũng được lưu hành trong vài thập kỉ. Người dùng đã quen với cách mà mọi thứ hoạt động và việc liên hệ đến thực tế trở nên không cần thiết lắm trong quá trình họ tìm hiểu cách thức mà mọi thứ vận hành.

“Giao diện ngày càng phức tạp, trải nghiệm cũng dần thay đổi và hỗn loạn. Skeuomorphism để lộ nhiều giới hạn và thiếu đi sự tinh tế.”

– Iryna Korkishko, Syndicode.

Thiết kế phẳng và tối giản đột nhiên xuất hiện ở mọi lĩnh vực, từ giao diện đến logo công ty. Các nhà thiết kế nhanh chóng bắt kịp xu hướng, tựa như nó là liều thuốc cứu chữa mới, thúc đẩy làn sóng minimalism tràn ngập mọi ngóc ngách của thiết kế đồ họa. Phong cách này tập trung khai thác các đồ họa bắt mắt với gam màu tươi sáng và ít ứng dụng các tiểu tiết. Về mặt thiết kế giao diện, nó cung cấp một trải nghiệm người dùng có tổ chức và ngăn nắp, thậm chí được đặt trong hệ thống các chức năng phức tạp. Người dùng có thể trực tiếp truy cập thứ họ muốn với thao tác đơn giản dựa trên mức độ quan trọng về thông tin mà không cần phải thay đổi vị trí.

Thiết kế phẳng khiến cho việc chạy những phần mềm đỡ tốn thời gian hơn bởi giao diện đã không còn quá nặng nề về đồ họa. Chúng hỗ trợ tạo ra trải nghiệm mượt mà hơn và một trong những ví dụ điển hình là Windows Phone OS và khái niệm “metro design”. Dù chức năng và mức độ hỗ trợ phần mềm có phần hạn chế dẫn đến sự kết thúc sau này, mọi thứ chạy cũng khá mượt mà và cho cảm giác hài lòng nhất định.

Bởi Jeremy Sim. Nguồn ảnh: Microsoft, Nokia, Google, Apple.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Những xu hướng thiết kế cứ liên tục xuất hiện nối tiếp nhau, và phong cách thiết kế skeuomorphic và thiết kế phẳng cũng không là ngoại lệ. Với tầm nhìn hướng đến vài thập kỉ công nghệ sắp tới, người ta đưa ra nhiều dự đoán về dáng hình của giao diện ở tương lai. Concept thiết kế về giao diện sẽ không bị thiếu hụt bởi mọi người luôn thúc đẩy tưởng tượng về những khả năng. Thế giới khoa học viễn tưởng đã trở thành môi trường lý tưởng để mọi người thể hiện ý tưởng!

Thiết kế UI từ những series Netflix phổ biến, Black Mirror.

Trong thời đại ngày nay, thiết kế phẳng đã đạt đến cực đại về sự phổ biến trong thiết kế giao diện và nhà thiết kế đã bắt đầu thử nghiệm xem liệu hình ảnh có thể trở nên thu hút hơn thay vì đi theo lối minimalism. Hệ thống thiết kế Fluent Design của Microsoft là một ví dụ cho công ty về công nghệ lớn dẫn đầu về thiết kế giao diện sắp tới. Nó kết hợp những điều ta yêu thích và điểm hữu ích từ thiết kế skeuomorphic với nhân tố từ minimalism.

Concept từ hệ thống thiết kế Fluent Design của Microsoft.

Giao diện của tương lai cũng được cân nhắc khá nhiều. Giao diện thực tế ảo (VR) chứa không gian 3 chiều hỗ trợ quá trình thiết kế giao diện. Ứng dụng nhiếp ảnh để hỗ trợ hình ảnh và đồ họa trên phần mềm có thể tạo ra trải nghiệm nhập vai thực tế và gần gũi hơn. Skeuomorphism đóng vai trò quan trọng thông qua việc hỗ trợ người dùng chuyển tiếp và thích nghi với môi trường kĩ thuật số mới. Nhà thiết kế giao diện có thể xem skeuomorphism là một công cụ để thay đổi nhu cầu của họ và bản thân người dùng sao cho hợp lý hơn.

Concept cho VR UI.

Skeuomorphism không chỉ được ứng dụng trong hình ảnh. Có rất nhiều cách mà giao diện có thể kết nối với con người thông qua ứng dụng skeuomorphism và một trong số đó là thông qua skeuomorphism audio. Tuy nhiên, đây là một chủ đề khác. Nếu cảm thấy thích thú, bạn có thể tham khảo bài viết hay ho về chủ đề audio skeuomorphism tại đây.

 

Nguồn tham khảo:

 

Tác giả: Jeremy Sim

Nguồn: Medium

 

 

 

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery