Chủ nghĩa Brutalism đang dần trở thành xu thế một lần nữa!

Người ta thường nói, xu hướng xoay vòng, những điều tưởng chừng đã cũ sẽ có dịp trở lại và mới mẻ thêm lần nữa.

 

Điều này luôn đúng với thời trang, âm nhạc, và nghệ thuật. Trong trường hợp của kiến trúc, không có ví dụ nào cụ thể và điển hình hơn phong cách Brutalism.

 

Từ giữa thế kỷ 20, phong cách Brutalism rộ lên trước khi đạt đến đỉnh cao vào giữa thập niên 70, sau đó tuột dốc ngay tắp lự vì bị cho là không đủ tính thẩm mỹ. Nhưng hiện nay, điều đó đã thay đổi bằng chính những nguồn cảm hứng mới và lòng ái mộ dành cho phong cách kiến trúc này.

 

Được biết đến với đặc trưng sử dụng bê tông cốt thép chịu lực, các yếu tố mô-đun, và đề cao tính thực dụng, kiến trúc Brutalism chủ yếu được sử dụng cho những toà nhà hành chính. Gai góc và mạnh mẽ, những toà nhà Brutalism trông vô cùng ấn tượng khi xuất hiện trên ảnh, đó cũng là yếu tố quan trọng khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn ngày nay. Từ Brutalist không đến từ những bức tượng sừng sững như pháo đài, mà xuất phát từ cụm từ “bê tông thô mộc” – béton brut.

 

Xuất hiện nhiều ở các trường học, nhà thờ, thư viện, nhà hát và các dự án cộng đồng, Brutalism thường gắn liền với hình ảnh đô thị thế kỷ 20 đậm lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Với nhu cầu xây dựng tăng cao sau Thế chiến II, Brutalism xuất hiện khắp thế giới, đặc biệt là ở vương quốc Anh và những nước Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội, nơi chúng được dùng rộng khắp để tạo nên kiến trúc quốc gia mới.

 

Nguồn gốc của Brutalism

Tình yêu của kiến trúc sư người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Le Corbusier dành cho bê tông được chuyển hoá thành những toà nhà thường được xem là điểm khởi đầu của trường phái Brutalism. Toà nhà Unité d’Habitation ở Marseilles, Pháp là dự án đầu tiên của ông trong 10 năm. Hoàn thành vào năm 1952 và xây dựng để làm chỗ ở cho tầng lớp lao động, thiết kế của Le Corbusier kêu gọi lượng lớn bê tông cốt thép trợ lực với những căn hộ ghép. Toà nhà phức hợp khổng lồ, với sức chứa 1,600 người sống bên, tránh sử dụng bất cứ yếu tố trang trí nào và tạo ra hình mẫu lý tưởng cho nhiều dự án Brutalism sau này.

 

Brutalism thoái trào

Tiến bước vào thập niên 80, Brutalism bắt đầu bị rẻ rúng. Phần lớn là do không khí lạnh lẽo và khắc khổ trong không gian kiến trúc Brutalism tạo nên, thường gợi mọi người nhớ đến chế độ chuyên chế. Một điểm nữa khiến Brutalism bị bác bỏ là do bê tông thô sử dụng trong các công trình không trường tồn, thường nhanh xuất hiện những vết nứt do nước len vào và bị mục ruỗng nhanh chóng đã kéo thẩm mỹ của cả công trình đi xuống.

 

Tác giả người Anh Anthony Daniels, gọi thứ bê tông trong trường phái là “quái vật”, chỉ ra rằng “chúng không già cỗi một cách đẹp đẽ mà thay vào đó là vỡ vụn, rỉ nước và mục nát.” Ông đổ lỗi cho Le Corbusier rằng tình yêu của ông ta dành cho bê tông quá lớn, nói rằng “chỉ cần một toà nhà của ông ta, hay một toà nhà lấy cảm hứng từ ông ta, cũng có thể phá hỏng cả cảnh quan tươi đẹp xung quanh.”

 

Brutalism trở thành biểu tượng của tình trạng suy tàn chốn đô thị và khó khăn kinh tế trong thế giới thực. Suốt thập niên 80, phong cách này đã nhường đường cho kiến trúc High-tech và Deconstructivism, những trường phái mở đường cho kiến trúc Hậu hiện đại.

 

Lòng ái mộ dành cho Brutalism trong thời đại mới

5 năm qua, Brutalism dường như tìm lại được chỗ đứng trong lòng mọi người. Những cuốn sách như SOS Brutalism: A Global Survey, How to Love Brutalism, Soviet Bus Stops, và This Brutal World đều ca ngợi vẻ đẹp nghệ thuật của phong cách kiến trúc này. Virginia McLeod, biên tập của tờ Atlas of Brutalist Architecture, để ý rằng có những hứng thú mới về Brutalism trên Instagram.

 

“Tôi để ý thấy rằng ngày càng có nhiều người hứng thú với kiến trúc Brutalism,” cô nói. “Người ta vô cùng hào hứng với nó và yêu những bức ảnh đẹp về cách công trình này.” Hashtag #brutalism có hơn 500,000 hình ảnh và nhiều nhóm bảo tồn gia tăng đang cố gắng giữ gìn những công trình Brutalism, một trong những thứ thường dễ bị phá bỏ mà không cần suy nghĩ nhiều.

 

Không ai biết rõ tại sao Brutalism lại trở nên thời thượng, nhưng Brad Dunning của tờ GQ có một giả thiết thú vị. “Brutalism là âm nhạc techno của giới kiến trúc, sắc bén và đầy đe doạ. Những toà nhà Brutalism đều đắt đỏ trong việc bảo trì và khó để phá bỏ. Họ không thể dễ dàng tái xây dựng hoặc thay đổi nó, vì vậy người ta bỏ mặc nó như thế. Có thể trường phái này đã ‘sốt’ trở lại vì tính bền vững luôn đặc biệt thu hút trong thế giới đảo điên và đổ nát này của chúng ta.”

 

Hãy cùng nhìn ngắm vài công trình nổi tiếng của trường phái Brutalism nhé!

GEISEL LIBRARY BY WILLIAM PEREIRA. 1970, SAN DIEGO, CA.

NATIONAL LIBRARY OF THE ARGENTINE REPUBLIC BY CLORINDO TESTA. DESIGNED 1961, BUENOS AIRES.

HABITAT 67 BY MOSHE SAFDIE. 1967, MONTREAL.

BOSTON CITY HALL BY KALLMANN MCKINNELL & KNOWLES. 1968, BOSTON, MA.

BARBICAN ESTATE BY CHAMBERLIN, POWELL, AND BON. 1968-79, LONDON.

Photo: Tupungato via Shutterstock

TELECOMMUNICATION CENTRE AND CENTRAL POST  OFFICE BY JANKO KONSTANTINOV. 1989, SKOPJE, MACEDONIA.

ROYAL NATIONAL THEATER BY SIR DENYS LASDUN. 1976, LONDON.

TRIPLEONE SOMERSET BY GROUP 2 ARCHITECTS. 1971, SINGAPORE.

Photo: Sengkang [GFDL or CC BY-SA 3.0], from Wikimedia Commons

PIRELLI BUILDING BY MARCEL BREUER & ROBERT F. GATJE. 1969, NEW HAVEN, CT.

hoto: Gunnar Klack [CC BY-SA 4.0], from Wikimedia Commons

TRELLICK TOWER BY ERNŐ GOLDFINGER. 1972, LONDON.

Photo: Claudio Divizia via Shutterstock

RUDOLPH HALL, YALE ART & ARCHITECTURE BUILDING BY PAUL RUDOLPH. 1963, NEW HAVEN, CT.

 

WESTERN CITY GATE BY MIHAJLO MITROVIĆ.  1979, BELGRADE.

Nguồn: mymodernmet

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery