ARTIST CÓ THỂ SỬ DỤNG GRAPHIC DESIGN NHƯ THẾ NÀO ?

Nghệ sĩ và nhà thiết kế đồ họa làm việc trong hai lĩnh vực rất khác nhau. Cứ việc hỏi bất kỳ ai trong số họ là biết. Nghệ thuật nghiêng về cảm giác ấn tượng theo một kiểu tự kể, trong khi đồ họa lại có chức năng phục vụ cho mục đích thương mại.

Tuy nhiên, sẽ rất quan trọng nếu nghệ sĩ biết duy trì kiến thức về thiết kế và phát triển mối quan hệ với các nhà thiết kế đồ hoạ để bổ sung cho sự nghiệp của mình. Lý do là vì thương hiệu cá nhân rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nhân sáng tạo nào, bao gồm cả nghệ sĩ thị giác.

Sở hữu porfolio, danh thiếp và sản phẩm thương hiệu được thiết kế chuyên nghiệp có thể giúp các nghệ sĩ trẻ tăng doanh số bán hàng, trông chuyên nghiệp và đáng tin cậy mà không cần sự trợ giúp từ phòng trưng bày lớn.

Để hiểu được cách một nghệ sĩ sử dụng đồ họa, trước tiên bạn phải rõ ràng về từng khải niệm “Nghệ thuật” và “Đồ họa”.

Nghệ thuật.

“Nghệ thuật gợi lên một sự bí ẩn mà không có ngôn ngữ nào diễn tả được.” – Nghệ sĩ siêu thực Rene Magritte

Điều gì lóe lên trong đầu khi bạn nghĩ về nghệ thuật?

Rất có thể bạn sẽ tưởng tượng mình đang ở một nơi nào đó với vô vàn những bức tranh của Pablo Picasso, viện bảo tàng chẳng hạn, những tác phẩm 3D rộng lớn, những người đội nón beret mang màu sắc rực rỡ tay cầm tấm bảng palette màu.

Nhưng, đó vẫn chưa là định nghĩa duy nhất.

Nghệ thuật là sự diễn giải chủ quan, mang đậm tính cá nhân của những suy nghĩ, cảm xúc và sự kiện thể hiện qua các phương tiện mỹ thuật như tranh vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, gốm sứ và nhiều thứ khác nữa.

Đây chính xác là Nghệ thuật vs Đồ họa 

Đồ họa

Thiết kế mà không có nội dung thì chỉ là thứ để trang trí. – Nhà thiết kế Jeffrey Zeldman

Rồi bây giờ, điều gì lóe lên trong đầu bạn khi nghĩ về đồ họa nào?

Một chiếc máy vi tính, phần mềm Adobe, những logo nổi tiếng như Apple, Nike…

Thiết kế đồ hoạ liên quan đến việc truyền đạt những ý tưởng và trải nghiệm thông qua hình ảnh và ngôn từ. Nhà thiết kế kể câu chuyện thông qua poster, bảng quảng cáo, bao bì, sách, tạp chí và thương hiệu của các công ty.

Vậy khi nào nghệ sĩ và nhà thiết kế có thể làm việc cùng nhau?

Nhiều nghệ sĩ là nhà thiết kế, và nhiều nhà thiết kế cũng là nghệ sĩ. Nhưng rất ít nghệ sĩ và nhà thiết kế đồ hoạ là một trong cùng một lúc.

Hãy nhận thức được những gì bạn có thể làm cho mình như một nghệ sĩ và những gì bạn có thể giúp đỡ với vai trò của một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Hãy nhớ rằng: thời gian của bạn nên được sử dụng như là một nghệ sĩ thăng hoa trong phòng vẽ hơn là lung tung beng với Photoshop. Và ngay cả khi bạn đã có những kỹ năng vẽ ở đẳng cấp của họa sĩ Rembrandt, những tác phẩm đó vẫn có thể không được xuất hiện trên màn hình.

Những lĩnh vực chính mà các nghệ sỹ có thể nhận được sự trợ giúp từ các nhà thiết kế đồ hoạ:

Thiết kế web

Trang web của bạn chính là tài sản quan trọng nhất – bất kể bạn là kiểu nghệ sĩ nào. Đừng coi thường nó.

Rất có thể bạn đã nhìn thấy layout này trước đây (thậm chí bạn đã sử dụng nó).

Trong trường nghệ thuật, tất cả những sinh viên năm 4 đều đã tham gia lớp Thực hành Chuyên nghiệp trước khi tốt nghiệp để chuẩn bị cho việc trở thành nghệ sĩ. Gần như tất cả sinh viên đã sử dụng cùng một tính năng kéo-và-thả của trang Squarespace.

Làm sao mà nổi bật được nếu như portfolio của bạn trông giống hệt tất cả các ứng viên khác?

Bên cạnh studio, trang web chính là cơ hôị của bạn để giới thiệu công việc của mình với thế giới. Làm việc với một nhà thiết kế đồ họa để phát triển thiết kế web theo ý mình sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện.

Trang web của bạn nên bao gồm:

Phản ánh con người của bạn là một nghệ sĩ. Thiết kế nên tiết lộ cá tính của bạn.

Trình bày công việc của bạn một cách chính xác và đẹp mắt. Bố cục trang web của bạn phải phù hợp với loại công việc bạn đang trình bày với tỉ lệ phù hợp và bố trí các layout khác nhau cho các kiểu hình ảnh khác nhau.

Cung cấp tất cả các thông tin cần thiết. Trang web của bạn nên bao gồm tất cả các nhu yếu phẩm (tác phẩm nghệ thuật, lời phát biểu của một nghệ sĩ, CV, thông tin liên hệ) được sắp xếp chỉnh chu.

Trực quan và dễ điều hướng. Bố cục của bạn cần phải có ý nghĩa đối với nội dung. Nhà thiết kế của bạn có thể đáp ứng những phức tạp trong công việc của bạn tốt hơn nhiều so với mẫu template đơn thuần.

Trang web của Titus Kaphar cho thấy anh là một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Thiết kế web của anh trông sạch sẽ với kiểu chữ thanh, ảnh động đơn giản, tùy chỉnh Favicon và kiểu cuộn lên trang chủ.

Khi làm việc với nhà thiết kế về bố cục web của mình, hãy tận dụng cơ hội để họ có thể chạm vào bất kỳ hình ảnh nào mà bạn đang trình bày trên trang web của mình để cả 2 có được cái nhìn tốt nhất.

Đôi khi bạn cần phải cân chỉnh màu sắc để tác phẩm của mình một chút để trông bắt mắt hơn. Ví dụ như Unsplash.

Thiết kế logo

Nghệ danh của bạn mang tính chất đại diện cho việc kinh doanh của mình. Nó sẽ nói được gì về công việc nếu tên của bạn chỉ được viết bằng đúng một font Times New Roman trên tất cả sản phẩm marketing của mình?

Hãy làm việc với một nhà thiết kế để phát triển một logo phù hợp với thẩm mỹ của bạn. Logo của bạn nên được hiển thị trên trang web, sơ yếu lý lịch, danh thiếp, hồ sơ các phương tiện truyền thông xã hội và bất kỳ tài sản có thương hiệu nào khác như thông cáo báo chí và bản tin qua email.

Logo của Nina Chanel Abney đã tinh tế khen ngợi phong cách đồ họa của cô đồng thời cũng nén gọn toàn bộ tên của cô. 

Tôi đã tìm thấy nhà thiết kế ưa thích của mình khi làm việc ở 99designs và anh ta đã thiết kế logo này cho trang web và danh thiếp của tôi.

Danh thiếp

Bạn đang ở phòng trưng bày và đang nói chuyện với các chuyên gia khác về nghệ thuật và họ muốn giữ liên lạc với bạn. Thay vì vô tình gõ số của bạn vào điện thoại của họ, bạn đưa cho họ một thẻ kinh doanh xinh đẹp nhằm khẳng định tính chuyên nghiệp của mình và nhắc nhở họ giữ liên lạc.

Danh thiếp là một cách tuyệt vời để tăng khả năng xuất hiện như một nghệ sĩ. Ngay cả khi bạn không tích cực kết nối, sẽ vẫn luôn có những lúc bạn gặp ai đó và muốn cung cấp cho họ thông tin liên lạc của bạn.

Logo Vienna Secession của nhà thiết kế Tewayanu dành cho nghệ sĩ Gene Moty

Danh thiết siêu đẹp của nhà thiết kế Apocarteresis cho công ty Anna Niedermeyer Design

Danh thiếp của bạn cần bao gồm:

Bao gồm những thông tin cần thiết như tên, websire, email,v.v…

Cung cấp một số yếu tố hình ảnh liên quan đến công việc của bạn

Được trình bày phù hợp với phong cách của bạn. Bạn có thể thiết kế danh thiếp theo hình chữ nhật điển hình hoặc sáng tạo hơn với các hình dạng hoặc chất liệu in ấn độc đáo.

Thực hiện các quyết định thiết kế của bạn với sự trợ giúp của một chuyên gia về bố cục sao cho phù hợp với định dạng danh thiếp mong muốn cũng như chi phí in ấn.

Marketing các tác phẩm nghệ thuật

Mỗi nghệ sĩ đều biết rằng việc quảng bá hình ảnh các nhân là một phần của cuộc chơi. Tìm kiếm sự trợ giúp từ một nhà thiết kế đồ hoạ để tạo ra tờ rơi và các chất liệu marketing khác để quảng bá về triển lãm sắp tới, studio sắp mở và các sự kiện sắp diễn ra.

Sau khi nghệ sĩ Lava Thomas tại Headlands Centre Open Studios tỏ thái độ hài lòng trước thiết kế của của nhà thiết kế Brea Weinreb, cô rất vui khi thấy bà ấy có đăng ký qua email về chương trình sắp tới của mình.

Cô thích nó nhiều đến nỗi đã treo nó lên trên khắp bức tường tại studio của mình. Lava Thomas đã giữ liên lạc với nhà thiết kế đã đáp ứng được cảm nhận thương hiệu qua các tờ rơi cho chương trình của mình.

Hãy suy nghĩ về những tờ rơi này như những vật lưu niệm mà bạn cung cấp cho người xem. Chúng lớn hơn so với danh thiếp, một lựa chọn tuyệt hảo để được dán khắp các bức tường và bàn làm việc, nhưng điều đó chỉ đúng khi thiết kế của chúng tuyệt vời.

Hãy bắt đầu gửi các tờ rơi điện tử tới các địa chỉ email mà bạn có. Thay vì có hai mẫu thiết kế riêng biệt, hãy tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng lại tờ thông tin tùy chỉnh của bạn vào email trước một chương trình hoặc sự kiện lớn.

Artbook: Sách nghệ thuật

Artbook là một phương pháp thú vị và hiệu quả để chia sẻ tác phẩm nghệ thuật, bài viết  và các dự án ở định dạng dễ tiếp cận. Đây cũng là cơ hội hoàn hảo để cộng tác với một nhà thiết kế đồ hoạ.

Mặc dù bạn chịu trách nhiệm tạo nội dung sách, hãy cộng tác với một nhà chuyên thiết kế sách về cách bố trí và thiết kế bìa để đảm bảo mọi thứ đều xinh xắn và đủ tuyệt để in. Thành phẩm cuối cùng sẽ là một trong số các danh mục đầu tư đáng tự hào của bạn.

Artbook OREANJEZ của Tosha Stimage

Hình ảnh của Chicago Art Book Fair trên Instagram

Un Sedicesimo, Số 46 của Wilhelm Staehle trên trang Printed Matter

Zines của Unity Press

Làm thế nào để hợp tác với dân sáng tạo khác

Bạn không nên quá tự phụ khi thương hiệu của mình trên đà phát triển, nói có vẻ dễ hơn làm. Bởi một khi là một người sáng tạo, bạn sẽ rất tự hào về sự khéo léo của mình, thế nên bạn sẽ rất khó để lùi bước về sau và đặt tầm nhìn sáng tạo vào tay người khác.

Đây là những cách tốt nhất để bắt đầu một sự hợp tác sáng tạo hoàn hảo:

Tìm một nhà thiết kế hợp tính hợp guu.

Dân sáng tạo luôn có một cái tôi riêng – và đó là một điều tốt! Nhưng điều đó không làm cho sự hợp tác trở nên dễ dàng.

Tìm kiếm một nhà thiết kế đồ hoạ giống như tìm một cộng tác viên nghệ thuật để sau tất cả, bạn vẫn có thể thực sự làm việc với họ lâu dài. Tìm một nhà thiết kế có các kỹ năng cần thiết, một phong cách thẩm mỹ có thể tôn vinh sản phẩm của bạn và với một cá tính mà bạn yêu thích.

Viết 1 bản brief rõ ràng, xúc tích.

Bạn và nhà thiết kế đều có tầm nhìn nghệ thuật riêng. Các dự án có thú vị hơn nếu nhà thiết kế có thể thể hiện phong cách ưa thích của mình, đó là lý do tại sao bạn cần tìm một nhà thiết kế có cùng phong cách với mình.

Để viết một bản brief không ràng buộc các nhà thiết kế vào tầm nhìn chuyên biệt của mình, bạn chỉ cần nêu rõ các yếu tố “phải có” của bạn với một vài lưu ý. Ví dụ bạn muốn thiết kế màu hay trắng đen. Cung cấp một vài ví dụ về thiết kế khác mà bạn thích như một hướng để bắt đầu, phần còn lại cứ để cho nhà thiết kế của bạn lo. Điều đó cho thấy rằng bạn rất tin tưởng vào nhà thiết kế của mình và việc đó chính là chìa khóa cho việc phát triển một mối quan hệ vững chắc.

Để credit tên của nhà thiết kế.

Mặc dù điều này không bắt buộc, bạn có thể chỉ trả tiền là xong nhưng hãy xem xét việc ghi tên của họ vào phần cuối trang web. Điều này cho thấy bạn đã nghiêm túc đầu tư như thế nào, góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp của bạn.

Trả công công bằng

Là một nghệ sĩ, bạn đã biết sự chua chát khi bán tác phẩm của minhf với giá rẻ cho bạn bè và người thân trong khi thực tế, giá trị của chúng cao hơn thế.

Hỏi nhà thiết kế của mình về mức giá của họ chính là tôn trọng họ. Bạn có thể đàm phán, nhưng hãy nhớ rằng với một nghệ sĩ, thời gian là tiền bạc, vì thế nhà thiết kế của bạn cũng xứng đáng được trả lương.

Nếu bạn chưa có đủ tiền để trả cho nhà thiết kế, hãy cân nhắc trong việc trao đổi sáng tạo. Bạn có thể cung cấp cho nhà thiết kế của bạn một tác phẩm nghệ thuật tùy chỉnh (nếu chúng đang có mặt trên thị trường) để đổi lấy một dịch vụ có giá trị tương đương. Luôn luôn đảm bảo rằng cả hai bên đang nhận được một thỏa thuận công bằng.

Nghệ sĩ và nhà thiết kế: một cặp đôi hoàn hảo.

Hãy suy nghĩ về những dự án sắp tới đi, chắc chắn bạn có thể tìm thấy một vài cơ hội để cộng tác với các nhà thiết kế đồ họa.

Điều này không chỉ giúp công việc của bạn tiến triển nhanh hơn và hiệu quả hơn mà còn là cơ hội để hỗ trợ các nghệ sĩ khác. Nhân danh sự đoàn kết giữa 2 ngành, hãy làm cho thế giới của chúng ta đẹp hơn và tuyệt vời hơn, hãy tìm một nhà thiết kế và xắn tay cùng nhau sáng tạo đi nào!

Theo: Brea Weinreb |

Nguồn: 99u

Dịch & biên tập: An Du – RGB


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery