Lịch sử huyền bí về màu sắc , những hệ thống định vị màu sắc

Nhà thiết kế không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ màu sắc sẽ không thể tồn tại lâu.

Bạn biết gì về màu sắc? Có lẽ sẽ là những lý thuyết màu cơ bản như: màu sắc được đặt trong một bảng tuần hoàn, có nguồn gốc từ ánh sáng, một vài màu sắc mang tính nóng trong khi số khác lại là màu lạnh, vâng vâng.

 

Trong suốt những năm tháng là một nhà thiết kế, tôi nhận ra rằng, chúng ta đã quá phớt lờ yếu tố này. Màu sắc là nhân tố nổi bật nhất trong thiết kế, đồng thời cũng là yếu tố ít được quan tâm và tìm hiểu nhất. Bạn sẽ giải thích hoặc phân tích “màu đỏ” như thế nào cho người khác hiểu? Câu hỏi như thế đã khiến các nhà triết học phải lao đao qua nhiều thế hệ và bạn có thể cũng không có câu trả lời. Thật lòng mà nói, màu sắc là một khái niệm vô cùng bí ẩn.

 

Bài viết bởi tác giả Ben Hersh.

 

Được tạo ra bởi nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, lý thuyết màu sắc được củng cố bởi nghệ sĩ tài năng Johann Wolgang von Goethe. Có lúc Newton tìm thấy được sự thống nhất và trật tự thì Goethe nhận ra mâu thuẫn. Ông thấy rằng một vài màu tương phản và không hề ăn khớp với nhau. Bạn có thể tưởng tượng “màu đỏ lục” là thế nào không? Hay bạn đã từng để ý rằng khi nhìn vào một vật thể màu vàng nhạt, bạn sẽ thấy các tia màu xanh lam không?

 

Vòng tuần hoàn màu sắc bởi Goethe, 1810. Ảnh: ‘Theory of Color’ từ Wikimedia.

Goethe cũng cho chúng ta thấy nhiều ý tưởng mới về chức năng và cách thức hoạt động của màu sắc. Ông là người sắp xếp màu sắc theo tiêu chí “nóng” hoặc “lạnh”, một đặc điểm tác động mạnh mẽ đến thiết kế hiện đại. Mô tả này có tính thơ văn nhiều hơn nghĩa đen và được thống nhất. Những thế hệ đi trước coi xanh lam là gam màu nóng, có lẽ là bởi vì đó là phần nóng nhất của đốm lửa. Phần lớn nhận thức của con người về màu sắc chịu ảnh hưởng bởi một nhà thơ mà chúng ta chưa bao giờ đọc qua tác phẩm của ông.

 

Khoa học bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển vào thế kỉ 18 và 19, nhiều nhà khoa học, kĩ sư và nghệ sĩ cũng ứng dụng lý thuyết màu sắc. Những tư tưởng vĩ đại luôn mơ ước trình bày mọi màu có thể bằng cách vật thể 3 chiều, tương tự như sự xuất hiện của vòng tuần hoàn màu sắc. Một số cá nhân như Runge tạo ra các dạng hình cầu. Albert Munsell, một giáo sư tại MassArt, đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra tọa độ màu sắc chính xác trong không gian 3 chiều, thay đổi cách nhìn và định danh về màu sắc. Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ thống màu sắc của Munsell trong nhiều ngữ cảnh, từ việc phân loại màu tóc và da trong lĩnh vực pháp lý đến việc đạt được độ hoàn hảo trong màu bia khi sản xuất.

 

Khối cầu màu sắc của Munsell, 1900. Ảnh: ‘A Color Notation’ từ Wikimedia.

Chúng ta tạo ra mọi loại hình dạng để sắp xếp trật tự màu sắc. Johannes Itten từ Bauhaus đã nghiên cứu về vòng tuần hoàn màu và phân tích chúng thành 7 dạng tương phản: hue, value, temperature, complements, simultaneous contrast, saturation, and contrast by extension. Giống như Newton, ông đã ứng dụng phương thức của người cổ đại và chuyển một số học trò đến Mazdaznan, một một giáo bí truyền với cái tên “giáo phái rực lửa.”

 

Itten’s ‘Farbkreis.’ Ảnh từ Wikimedia.

Những hệ thống màu sắc cứ liên tục xuất hiện với nhiều sự thú vị. Suzanne Caygill – ca sĩ, người làm mũ và nhà thơ một thời – là người tiên phong tạo ra bảng màu cá nhân hóa cho khách hàng thời trang. Robert Dorr đã sắp xếp màu sắc dựa trên cách mà chúng tương tác với nước da của người.

 

Bên cạnh đó chúng ta có màn hình hiển thị digital. HSL và HSV được thiết kế vào những năm 1970 để phục vụ cho công nghệ số và ứng dụng không gian màu sắc khối trụ. Tính toán đằng sau những mô hình này cũng mở ra nhiều thách thức về nhận thức trực quan của chúng ta về màu sắc, vì vậy một vài người đã biến khối trụ thành hình chóp nón để cho thấy những màu sắc khả thi với mắt người.

 

Mô hình màu sắc HSL và HSV. Ảnh từ Wikimedia.

“Tính khả thi” ở đây mang ý nghĩa hơi khác một chút so với ngày trước. Chúng ta sống trong kỉ nguyên pixel gồm những chấm màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Ba màu sắc sơ cấp này có thể khái quát bất kì vật thể nào. Những màu sắc này không giống với những gì chúng ta từng học ở trường với bộ màu Crayola đỏ, vàng và xanh. Không có màu sắc sơ cấp, chỉ là chúng ta chọn ra bộ màu ấy mà thôi. Chúng ta tự đặt ra các quy luật trong quy trình hoạt động.

The sRGB gamut in Hue-Chroma-Luminance space, CIELAB color space, and the notorious RGB. Photos via Wikimedia

Ngày nay chúng ta có nhiều mô hình màu sắc với những quy tắc ngầm và giới hạn ứng dụng riêng. Một vài mô hình như RGB có chứa khá nhiều màu sắc trong gam xanh lục. Những mô hình khác như CYMK chứa những màu chúng ta không thể nhìn thấy. Những màu sắc tưởng tượng có thể được nhìn thấy thông qua nhiều trường hợp, ví dụ như khi nhà tâm lý học nhận thức chiếu các màu sắc thực vào mắt.

Ảnh từ Wikimedia.

Bởi vì nhiều công nghệ liên kết dựa vào không gian màu sắc đối xứng, chúng ta cũng có không gian tham khảo để so sánh các loại màu sắc với nhau. Việc đó sẽ làm mất đi sự tinh tế.

So sánh hai hệ thống màu sắc quốc tế. Ảnh từ Wikimedia.

Thách thức lớn khi áp dụng toán học vào màu sắc chính là nhận thức của chúng ta luôn thay đổi. Một vài mô hình màu sắc được điều chỉnh để thích hợp với mức độ nhạy của mắt người với ánh sáng. Bởi thụ quan màu sắc của chúng ta phản ứng với các bước sóng trùng lắp nhau, chúng ta có thể thấy nhiều sắc thái ở một màu hơn những màu khác. Không gian màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy có hình dạng giống như một trái thông.

Mô hình màu sắc của Munsell, được thiết kế lại nhằm phản ánh nhận thức con người tốt hơn. Ảnh từ Wikimedia.

Ngoài ra còn có những mô hình khác được xây dựng hoàn toàn dựa trên nhận thức của con người và không tuân theo lý thuyết màu sắc cổ xưa. Hệ thống màu sắc tự nhiên là một mô hình như thế, khởi đầu với cơ sở là những màu sắc đối lập nhau trong vũ trụ màu sắc của Goethe.

Hệ thống màu sắc tự nhiên. Ảnh bởi Wikimedia.

Cũng tinh vi không kém với những mô hình mới nhất, lý thuyết màu sắc vẫn còn nhiều mặt cần được khai thác. Bộ não chúng ta liên tục thay đổi nhận thức về màu sắc dựa trên ngữ cảnh. Đó là lí do bạn có thể nhận ra một bộ phim hành động như The Matrix hoặc hiểu được tranh luận về màu sắc của bộ đầm khi thiếu sáng. Màu sắc không đứng yên một chỗ.

 

Với cương vị của một nhà thiết kế, nhiệm vụ của bạn là chọn màu và thuyết phục sếp rằng đó là quyết định đúng đắn. Nếu làm việc ở một công ty lớn, bạn sẽ phải chuẩn bị một bài thuyết trình dài 40 trang để chứng minh điều đó. Trong thời đại ngày nay, công cụ ứng dụng toán học cho màu sắc đang xuất hiện hàng loạt. Các tính năng tuyệt vời của Adobe cho phép bạn chụp hình và trích xuất bảng màu đại diện. Vô số nhà sáng tạo màu sắc sẽ cho bạn các gam màu phối hợp nhịp nhàng với nhau dựa vào vị trí của chúng trên không gian màu sắc. Chúng khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng, tinh gọn và chân thật hơn.

 

Ảnh chụp lại từ Paletton.

Bạn sẽ rất dễ cả tin vào độ chính xác của công cụ. Chúng ta có chú giải cho 17 triệu màu sắc, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng biết cách sử dụng chúng hoặc ý nghĩa đằng sau là gì. Khoảng 5 phần trăm dân số mắc chứng bán mù màu, mỗi người đều có liên kết và trải nghiệm khác nhau giúp hình thành nhận thức của họ về màu sắc. Mỗi nền văn hóa đều khác nhau, con người cũng vậy và chúng ta vẫn không biết giải thích “màu đỏ” là gì.

 

Màu sắc là nhân tố có tiềm năng khai phá vô tận. Công nghệ vẫn tiếp tục phát triển, độ hiển thị ngày càng được cải thiện với độ sắc nét cao hơn. Các hệ thống thiết kế đang tạo ra cơ hội cho sự phát triển của một thế giới internet hài hòa về màu sắc. Văn hóa sẽ tiếp tục thay đổi và cách chúng ta nhận thức về màu sắc cũng như ranh giới giữa chúng vẫn còn mơ hồ và bí ẩn giống như chúng vẫn luôn luôn cố hữu như thế.

 

Hãy tưởng tượng một thế giới mà thông tin về dữ liệu nhãn cầu lướt qua mắt bạn từ dãy quang phổ. Bạn sẽ có thể thấy được bước sóng radio với sắc đỏ đậm đà hơn màu đỏ đậm nhất, hoặc bạn có thể trải nghiệm âm nhạc với các bộ lọc màu sắc chạy dọc khắp nhãn quan của mình. Newton đã tách màu sắc từ các vật thể và chúng ta sẽ sớm có thể tách chúng từ ánh sáng. René Descartes tin rằng màu sắc là trải nghiệm chủ quan và không liên quan đến vật thể thực tế.

 

Một nhà thiết kế giỏi sẽ biết cách ứng dụng hài hòa các màu sắc. Nhà thiết kế cần phải thấy được liên đến giữa chúng bằng trực giác và cho ra các tạo tác đẹp đẽ. Đồng thời chúng ta cũng cần hợp lý hóa và khiến chúng trở nên rộng rãi, khả dụng và tương thích với môi trường. Phương thức làm việc của riêng tôi cho việc này là xem lại những concept cũ về màu sắc. Tôi chọn những màu sắc từ các nguyên liệu như rượu, trà, nhọ nồi, sắc, đồng và vàng dù có muôn vàn công cụ tiên tiến ngoài kia. Làm việc với phương tiện truyền thông cổ điển là một quá trình chậm chạp và cần sự chịu khó. Nó sẽ cho phép bạn tiếp xúc với màu sắc, những nhân tố mà bạn có thể cầm nắm và khai thác.

Minh họa: Benjamin Hersh.

Khi tải một trang web mới, mua một đôi giày hoặc lướt qua tiệm bán hoa, hãy dành thời gian quan sát màu sắc của nó. Xem xét từ nhiều góc độ và cho phép đôi mắt được thư giãn. Đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy hỏi bản thân thấy gì.

 

Tác giả: Ben Hersh

Nguồn: Medium

Ảnh bìa: Tierra Connor

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery