Film producer và Production Design Film sự thiếu sót trầm trọng trong quá trình sản xuất Phim Việt…
Đầu tiên… Họ là ai? Họ làm gì? Có vai trò như thế nào trong một đoàn phim. Đây có lẽ là câu hỏi phổ biết nhất khi chúng ta tiếp cận vấn đề này, đó là điều hiển nhiên, và xin được dẫn links cho những gì căn nguyên nhất dành cho 2 khái niệm, 2 vị trí này,
- Film producer: https://en.wikipedia.org/wiki/Film_producer
- Production Design Film: http://www.adg.org/?art=adg_1
Vâng, đó là họ, còn thiếu thế nào xin thôi dành các bạn đi và ngẫm vậy, mình đi ít, thấy thiếu bảo thiếu vậy thôi ^^
Quy trình tiền sản xuất, chúng ta làm được bao??
Thực ra ban đầu đây là phần abc.xyz về những gì mình đã trải qua, nhưng nghĩ lại, chẳng ích lợi mô lên bỏ..
. Theo ****** :v , họ sẽ cần làm những gì với việc chuẩn bị cho một bộ phim đi từ ý tưởng -> Sản xuất…
LƯU Ý: ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ QUY TRÌNH BẮT BUỘC, VỚI MỖI ĐOÀN, MỖI DỰ ÁN, VỚI DECO, QUY MÔ KHÁC NHAU SẼ CÓ NHỮNG CÁCH ỨNG DỤNH QUY TRÌNH KHÁC NHAU, SẼ CÓ NHỮNG CHỖ TINH CHỈNH, THUYÊN GIẢM NHƯNG THƯỜNG LÀ PHÌNH TO HƠN ).
Để đưa được ý tưởng cho tới việc sản xuất, hiện thực hóa những ý tưởng đó trên trường quay, có tất cả 9 giai đoạn phát triển được gói chung như sau:
- Ý tưởng
- Kịch bản văn học
- Kịch bản chuyển thể (Technical Script – Director Script…)
- Check location R&D Script
- Topmapview (Birds Eye View)
- Storyboard (Script Storyboard)
- Animatic Or Previs
- Checklist shot
- Production Script
Sau đây xin được mạn phép mô tả ngắn gọn các bước trên… dưới hình múa mép khua môi ), chi tiết mời các bạn check list qua Google hoặc chúng ta cùng nhau trao đổi trong 1 dịp khác.
I. Ý tưởng..
. Rõ ràng là vậy rồi, chắc sẽ chẳng khi nào chúng ta có được một câu chuyện, một bộ phim hay truyền tải tới người khác bất kỳ thông tin gì nếu không có ý tưởng phải không ạ?
. Ai sẽ là người đưa ra ý tưởng: Bất kỳ ai, có thể là đạo diễn, biên kịch, một anh công nhân, một chị lao công hay bất cứ ai có một tâm niệm mạnh mẽ về 1 câu chuyện muốn kể cho những người khác
II. Kịch bản văn học
Từ những ý tưởng sơ khai đó sẽ được chuyển thể thành một hoặc những câu chuyện cụ thể, ở đó sẽ có những nhân vật, sự kiện, bối cảnh cụ thể, tất cả những thứ đó kết nối lại với nhau tạo nên một câu chuyện liền mạch thể hiện ra những điều cốt lỗi nhằm truyền tải ý tưởng về 1 câu chuyện nào đó tới người nghe, người xem…
Ai sẽ là người cho ta những kịch bản văn học: Còn ai khác ngoài những nhà văn, nhà biên kịch của chúng ta? Đôi khi công việc này cũng được thực hiện bởi chính đạo diễn với 1 mô hình thường thấy trong làm phim khi đạo diễn chính là tác giả từ ý tưởng, kịch bản cho tới bộ phim trình chiếu tới khán giả.
Đùa chẳng phải trong suốt quá trình học và làm phim từ trước tới nay không ít lần mình ra trường quay với 1 tập kịch bản toàn chữ là chữ thế này (Kịch bản văn học) với tràn ngập những lời nói… Anh/chị muốn thế này, câu chuyện sẽ thế này, em sẽ diễn thế này, máy quay sẽ quay thế kia… Từ học sinh trong trường cho tới phim trường chuyên nghiệp…. Các bạn có thấy quen không ạ =)).. Làm ơn, ai đó giúp mình đừng cười như điên vậy nữa….
III. Kịch bản chuyển thể (Technical Script – Director Script…)
Vâng với kịch bản văn học chúng ta đã có 1 câu chuyện cụ thể, nhưng đó là chuyện “Chữ” với những ý niệm, câu văn văn học, mà cái chúng ta hướng tới ở đây là những câu chuyện được hiện thực hóa bằng hình ảnh, để khán giả có thể xem, theo dõi và cảm nhận câu chuyện, ta cần tới 1 thứ kịch bản với tối đa khả năng miêu tả câu chuyện, với những câu văn giàu tính hình ảnh để từ đó những người làm phim, các thành phần đoàn khác tiếp cận có thể liên tưởng tới câu chuyện thông qua những hình ảnh tưởng tượng dù rằng mập mờ xuất hiện trong tâm trí họ, có vậy họ mới giúp đạo diễn tạo nên hình ảnh cho câu chuyện được chứ…! Đó mới là thứ chúng ta cần, hữu dụng cho 1 đoàn làm phim, hơn là 1 mớ kịch bản văn học lê thê (mà khổ ko có cái lê thê đó thì cướp đâu ra kịch bản chuyển thể cho đoàn).
Ai, ai sẽ là người tạo nên những kịch bản chuyển thể này: Còn ai khác ngoài đạo diễn cùng đội ngũ lâu nhâu đi kèm như trợ lý đạo diễn những cánh tay, cánh chân đắc lực sát cánh bên nhau từ mờ sáng tới đêm khuya bão bùng =)).
Thế nên, hãy hiểu cho tôi khi tôi cười như điên, cười như thể ngày mai không còn được cười nữa khi nghe bạn nói rằng… Bạn muốn trở thành đạo diễn, nổi tiếng, tạo nên những tuyệt phẩm nhưng bạn không thích đọc, viết, không thích hay không thể hiện thực hóa những câu chuyện thường ngày thành những hình ảnh thú vị… Ah đương nhiên là vẫn có những “thể loại” phim “T.R.Ừ.U T.Ư.Ợ.N.G” với những tác giả, đạo diễn…etc cơ mà vẫn mong bạn hiểu cho sự cười đó =)))
Ngày nay có lẽ chúng ta sẽ quen với những trang kịch bản chằng chịt ô kẻ, với nhiều cách sắp xếp khác nhau với từng đạo diễn khác nhau hoặc dự án khác nhau, thứ đã được đúc rút từ rất nhiều kinh nghiệm phát triển kịch bản của nền điện ảnh thế giới, đó cũng chính là kịch bản chuyển thể hay -Technical Script – Director Script, nhưng mong các bạn hãy nhớ, đó là kịch bản chuyển thể, không phải kịch bản văn học, đừng phí công chọc của bạn khi bạn cắt từng đoạn, từng đoạn của kịch bản văn học và nhét chúng vào những ô kẻ đó một cách vừa vặn… và thương tôi với, cười nhiều mệt lắm ah =))
IV. Check Location R&D Script
Từ trước tới giờ, chúng ta đã có những điều kiện nhất định hình thành nên những câu chuyện, những bộ phim thú vị nhưng như vậy chưa đủ, ta cần nhiuề hơn nữa những thứ nhằm xác định điều kiện sản xuất như nơi bạn sẽ set phim trường, không gian, quang cảnh bạn muốn sẽ xuất hiện trong bộ phim của bạn, nắm bắt về thời tiết, điều kiện cơ bản để bạn đặt cả đoàn phim của mình ở đó…
Với những dữ kiện đó chúng ta đã có thể bước đầu xác nhận sự khả thi trong việc hiện thực hóa những ý tưởng, câu chuyện hay xác định những yếu tố cần can thiệp dàn dựng đặc biệt trong quá trình sản xuất…
Đây chính là giai đoạn có nhiều thành phần xác thực của đoàn phim tham gia hơn nhằm đem lại những thông tin chuyên môn chính xác cho đạo diễn như sản xuất, DOP, VFX Supervisor, Art Director hay tóm chung với Production design.
Với những thông tin chuyên cụ thể và chuyên môn đó nhòm những “Chóp bu” của chúng ta sẽ ngồi lại với nhau, cùng tiến hành Research and Development Script hay sang miệng hơn thì gọi chung là DSB (Director Script Breakdown) – (Thực ra được tiến hành ngay từ đầu của giai đoạn này)
V. Topmapview (Birds Eye View)
Còn nhớ cách đây không lâu chúng ta đã trao đổi với nhau về những thứ như phong cách phim, xu hướng, hệ thống phim, với những cách thức dàn dựng, quay khác nhau, có quy luật setup này nọ. Một câu hỏi đơn giản đặt ra, vậy khi nào chúng ta có thể định hình những phong cách đó? đưa những quy tắc dàn dựng vào kế hoạch sản xuất hay rằng cứ lao ra quay rồi đến đâu thì đến =))).
Hay một điều thú vị hơn là làm thế nào để các họa viên, proroduction house có thể đưa ra những storyboard chính xác với nội dung, ý đồ sử dụng hình ảnh của đạo diễn, quay phim, Art director, chứ chẳng nhẽ lại bắt đạo diễn học vẽ để vẽ storyboard, hay ngồi kè kè với họa viên trên từng khung hình??
Và Topmapview (Birds Eye View) sinh ra với mục đích đó nhằm bước đầu xác thực phong cách dàn dựng nhằm đảm bảo các yếu tố mang tính nguyên tắc trong truyền tải nội dung như không bị lệch trục nè, quay không dính góc tạo jumpcut ngoài ý muốn hay các góc độ thể hiện câu chuyện (Những thứ mà chúng ta thường tiến hành ở hiện trường =)) ). Giúp họa viên phần nào xác định được khung cảnh sẽ xuất hiện, vị trí, diễn xuất của diễn viên, góc máy chuyển động, cũng như các sự tương tác các yếu tố hình ảnh khác trong khung hình, các đoạn, trường đoạn.
Những ai sẽ tham gia: Vâng như đã nêu ở trên, các thành phần chính sẽ tham gia ở đây là Director, DOP, Art director…etc
Đó sẽ là những hình vẽ hinh họa cơ bản nhất kết hợp với phối cảnh đơn giản của không gian hiện trường đã khảo sát trước đó hay là những thứ mà chúng ta mong muốn sẽ xuất hiện trong khung hình.
VI. Storyboard (Script Storyboard)
Một câu chuyện buồn với chúng ta, xin được chia sẻ lại 1 câu chuyện mà tôi đã từng chia sẻ.
>> Điện ảnh – Họa sỹ thiết kế
Trong 1 bộ phim nào đó =)). Tôi và công ty đã từng nhận được 1 tập Storyboard với những hình ảnh chắp vá vênh vẹo lồi lõm, là những thứ cho chúng tôi căn cứ xác định điều kiện sản xuất VFX cho bộ phim, với khung cảnh, góc độ cụ thể rõ ràng… Vậy sau đó kết quả chúng tôi nhận được… Đó chẳng khác gì 1 mớ lổm nhổm, mang tính miêu tả bối cảnh chung sẽ quay, những thứ “S.Ẽ” cần trong khung cảnh…. Ấy thế chẳng mà kết quả nhận lại là 1 đại dương phát sinh (~180%), 1 núi footage hổ lốn với 10.000 Frame Roto có lẻ…1 câu chuyện“fucking of jobssssssssssssssssss”. Và điều đáng buồn hơn, mớ hổ lốn đó chúng tôi nhận được từ tổ họa viên thuộc hàng “Cứng” của niền điện ảnh nước nhà, từ những “Thiết kế mỹ thuật” danh giá hàng năm nhận được không ít giải thưởng từ hội điện ảnh, sen vàng sen bạc ầm ầm………. Chả nhẽ, 1 thằng dở hơi mới đi vài bước, mới ngó vài phim lại chõ mồm vào nói….. “****************….” Ah vâng, hỗn hào, hỗn hào hết mức….
.
…
…..
Vậy thực tế là gì? Là khi chúng ta đã có Shot count, thông tin của địa điểm quay, hình ảnh đối chiếu phim trường, mô tả cảnh quan của đạo diễn, DOP, Topmapview (Birds Eye View), ý đồ nghệ thuật các thể loại các họa viên lấy đó làm cơ sở xây dựng lên những storyboard đúng nghĩa, phù hợp với ý đồ câu chuyện…..
Video minh họa
VII. Animatic Or Previs
…. Món này, 1 là sự hiểu biết bản thân không nhiều ngoài những thứ thấy được, 2 với bối cảnh sản xuất hiện giờ, những thứ cơ bản để thực hiện món này còn chẳng có thì làm để làm gì? 3. Cụt hứng… nên xin dành bác Google về thông tin chi tiết .
Video minh họa
VIII. Checklist shot hay Shot Checklist
Bản chất của phim là dàn dựng, có thể trong 1 trường đoạn chúng ta sẽ cắt dựng từ 1 clip gốc ban đầu thành nhiều đoạn ngắn khác nhau tạo thành 1 trường đoạn nhằm truyền tải nội dung phim nhất định, đó là điều thường thấy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất trở nên đơn giản, việc thu thập footage không gặp gián đoạn hay thiếu sót chúng ta sẽ có 1 danh sách các shot cần quay với các góc độ xác định, list này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hình ảnh đã được đề cập tới trong storyboard, animatic, previs hoặc thường gặp hơn (với chúng ta) là nhu cầu sử dụng hình ảnh trong tưởng tượng của đạo diễn và các cộng sự làm phim.
Trước giờ chúng ta không có bất cứ quy chuẩn nào cho Shot list này chỉ cần đảm bảo, đơn giản, dễ hiểu, không bị sai sót cảnh trong sản xuất, như vậy là đủ, còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào các trợ lý đạo diễn hay các thành viên trong đội sản xuất kết hợp với tổ quay và tổ đạo diễn…
IX. Production Script
Tệp giấy thần kỳ là kết quả cuối của các quá trình trên, ghi lại toàn bộ lịch trình sản xuất của bộ phim, có nhiều biến thể, nhiều loại hình nhất mình từng thấy trong những giấy tờ của một đoàn làm phim, tổng kết xong một dự án có thể đem tập này bán cân đồng nát cũng được một khoản kha khá =)) , một món quen thuộc của cả tây và ta nhưng cũng hay bị lãng quên với các đoàn nghiệp dư…. Và vì nó quen thuộc rồi nên xin phép được nhường lời lại với những người làm chuyên môn thực thụ…
Ai ở trường quay, ai đó làm gì, ai phải ngủ ở nhà, người nào làm gì đều được liệt kê đầy đủ rõ ràng, và đây chính là yếu tố giúp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con người với trăm tỷ thứ chuyên môn khác nhau có thể tập hợp lại cùng nhau làm việc như những chú ong chăm chỉ miệt mài, như những nhà xưởng khổng lồ hướng tới tạo nên những mảnh giá trị đặc sắc dành cho khán giả…… (Văn vẻ phết)
Thay cho lời kết…
- Những thứ cơ bản ta chưa đạt được thì đến khi nào những thứ tồn tại trong thế giới tưởng tượng kỳ thú có thể xuất hiện trên màn ảnh???
- Không rõ vì sao nhưng mỗi lần mò mẫm lại những thứ như thế này, nhìn lại thực tế là 1 lần thấu buồn vào tim, 1 sự buồn man mác khó tả… Nên thôi đành vậy, dẫu sao bài này bản thân mình coi bài này dành cho những gì sưa cũ, những lời nói chưa thành và những ước vọng cho mai sau, thế nên lời kết xin được dành lại cho các bạn, những người yêu, mê phim, biết đâu, vào một ngày nào đó, trên chặng đường này nếu vẫn tiếp bước… ta sẽ va vào nhau ^^.
- Bài viết xin được gắn thẻ tới những người anh, người bạn, những đạo diễn tương lai, những người đã đang và sẽ tiếp bước đồng hành cùng mình trên con đường này. Nếu điều này gây bất cứ sự phiền hà, khó chịu nào tới các bạn, các bạn vui lòng gỡ tag hoặc để lại thông báo và mình đảm bảo những thứ hơi dở như thế sẽ không bao giờ làm phiền bạn nữa… Thân ái.
Nguồn: @Đinh Phương (https://www.facebook.com/phuong.dinhnam)
-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------