Hãy cùng phân tích những khía cạnh khác nhau của việc quan sát để củng cố tư duy hình ảnh qua những bài tập vẽ sau.
Bài tập 1: “Không gian âm” – nhìn những gì không có
Vẽ khoảng trống giữa những vật thể!
Bạn có thấy “khoảng trống” ở tay cầm tách hay giữa những ngón tay? Hãy nhìn xung quanh và tìm khoảng trống giữa các vật thể, thu thập chúng và vẽ lại bất cứ đâu trên giấy theo ý thích.
Chúng ta hay nhìn và vẽ những gì đã biết, như con mèo, ngôi nhà, chiếc xe… Khả năng nhận biết đồ vật làm chúng ta mù mờ với hình dạng của chúng. Khi chú ý vào khoảng trống giữa các vật thể, tức là chúng ta đã đánh lừa nhận thức để nhìn rõ hơn.
Mẹo: Hãy cho desginer biết về tầm quan trọng của “khoảng không âm” (negative space), tương tự với việc chú ý đến khoảng trống giữa những ký tự để nhận biết đặc tính của các kiểu chữ!
Bài tập 2: Vẽ theo chuyển động
Vẽ các chuyển động của một vật bất động!
Trong bài tập này, chúng ta sẽ bắt chuyển động của sự vật bằng một đường vẽ nhanh:
Bản vẽ có viền bên trái là “Cái gì ở đó?”, bản vẽ chuyển động ở bên phải là về “Nó đang làm gì vậy?”
Khi bạn vẽ người – ngay cả khi họ đang bất động — điều quan trọng là mang đến cho người xem cảm giác chuyển động, của các lực tác động lên cơ thể.
Nhìn và vẽ các chuyển động đặc trưng trong một cảnh sẽ làm cho bức vẽ của bạn sống động hơn, như đem lại giai điệu cho bức vẽ.
Mẹo: Thực hiện các bức vẽ động nhanh nhưng không cẩu thả! Hãy vẽ bằng sự tập trung cao độ, và chia thành nhiều lần.
Lưu ý: Một số người gọi kiểu vẽ này là “kiểu vẽ cử chỉ”. Tôi thích thuật ngữ “chuyển động” bởi vì đây là tất cả chuyển động của chủ thể.
Bài tập 3: Vẽ rút gọn – nhìn theo phối cảnh
Tìm một vật hình hộp, nhìn các đường giao biến mất ở mỗi góc và sau đó vẽ lại!
Với người mới bắt đầu, chúng tôi hướng dẫn họ vẽ bằng cách dùng một khối lập phương. Vì đường thẳng ngang xác định mức độ mắt của người nhìn, các đường giao biến mất đã giúp chúng ta rút ra sự phân bổ hợp lý ở các mặt.
Lần này chúng ta thực hiện theo cách khác: Chúng ta khám phá các đường chéo trong các vật hình lập phương.
Tìm một vật thể hình khối và quan sát hình dạng hộp rút gọn. Hãy dành thời gian để nhìn. Bạn có thể thấy các đường hội tụ với các điểm biến mất như thế nào không?
Bây giờ vẽ một hộp mẫu của vật thể! Bạn không cần phải xác định đường thẳng ngang hoặc các điểm biến mất. Hãy đoán mò xem chúng ở đâu và từ đó vẽ các đường hội tụ tương ứng. Tìm nhiều vật thể hình hộp có kích thước khác nhau và hãy thực hành vẽ chúng!
Bài tập 4: Vẽ theo tỷ lệ – nhìn theo mặt phẳng
Vẽ một cửa sổ và những gì bạn nhìn thấy ở khung cảnh bên ngoài!
Thuật ngữ “tỷ lệ” mô tả mối quan hệ của các kích thước, giúp ta hiểu tại sao rất khó để so sánh kích thước của các vật thể ở khoảng cách khác nhau.
Những thứ ở xa sẽ trông nhỏ hơn. Chúng ta phải biết cách tính khoảng cách khi so sánh kích thước của chúng.
Có sự khác biệt giữa kích thước mà chúng ta thực sự thấy và kích thước mà chúng ta biết. “Ảo ảnh thị giác” giống như hình dưới đây thể hiện quyền năng của sự nhận thức. Não của chúng ta nhận manh mối từ chỉ một vài đường chéo, xây dựng một không gian ảo và “tính toán”, rằng trong không gian này người đàn ông bên phải phải cao hơn:
Cơ chế đền bù này rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng lại khó khăn để ước tính và so sánh các kích thước chúng ta cần trong bản vẽ. Để có kích thước phù hợp “trên giấy”, chúng ta phải bỏ qua kích thước chúng ta biết và vẽ kích thước chúng ta thấy. Chúng ta biết rằng một người đứng xa hơn không phải nhỏ hơn nhưng chúng ta cần phải vẽ họ nhỏ hơn trên giấy.
Có những thủ thuật để vượt qua những rắc rối này và “nhìn theo mặt phẳng”. Một trong số đó là giữ bàn tay của bạn ở một khoảng cách cố định từ mắt và đo kích thước “phẳng” với cây bút của bạn.
Một cách khác là đóng khung những gì chúng ta thấy. Nó giúp chúng ta nhìn thấy hình chữ nhật phẳng mà chúng ta sẽ vẽ, để ước lượng kích thước “trên giấy” và so sánh chúng đúng cách.
Tôi đề nghị bạn nhìn thế giới qua cửa sổ. Khung cửa sổ phục vụ là một ví dụ, chẳng hạn như cây đứng nơi nào trong ảnh hoặc ngôi nhà đó cao bao nhiêu.
Bài tập 5: Vẽ theo độ sâu – nhìn ảnh chồng chéo
Vẽ một cái cây!
Có rất ít thú vui nhàn nhã như dành thời gian yên bình để vẽ cây, và đó cũng là một trong số ít thú vui đòi hỏi chúng ta tập trung cao độ. Chúng ta cần dành sự chú ý để tránh vẽ những hình ảnh biểu tượng vô vị.
Tất nhiên sự phức tạp của thiên nhiên có thể gây choáng ngợp. Tôi đề nghị bạn chỉ chọn một chi tiết nhỏ của cây, như một cái lá và bắt đầu vẽ từ đó. Vẽ lần lên chiếc lá kế tiếp. Và khi bạn vẽ một chiếc lá hay cuống lá, hãy chắc chắn xem xét toàn bộ hình dạng, ngay cả những phần bị che khuất. Sự chồng chéo sẽ tạo ra một cảm giác thỏa mãn về chiều sâu của vật thể.
Trong khi chúng ta muốn vẽ chính xác nhất có thể, hãy nhớ rằng mọi bản vẽ đều trừu tượng. Và cũng giống như một câu chuyện hay thì phải hợp lý chứ không phải lúc nào cũng chính xác. Vì vậy, khi hình dạng trùng lặp, chồng chéo theo một cách không rõ ràng, chúng ta cần phải làm rõ sự mơ hồ đó đối với người xem.
Và khả năng xác minh rõ vật thể cũng là một trong những thế mạnh của hội họa mà nhiếp ảnh không thể có được.
Nguồn dịch : idesign.vn
Nguồn: Medium.com
-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------