5 thuật ngữ quen thuộc về thiết kế bền vững bạn nên biết

Tôi chắc bạn đã từng thấy qua những cụm từ như thiết kế bền vững, kiến trúc xanh, thiết kế bền vững cho môi trường, và nhiều thuật ngữ có âm tương tự mang ý nghĩa tích cực được phổ biến trong lĩnh vực thiết kế những năm gần đây. Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA), kể từ năm 2014, việc xây dựng và giải tỏa công trình làm phát sinh gấp 2 lần chất thải dạng rắn trong thành phố ở Hoa Kỳ.

 

Vì hệ quả trên và hiện tượng thay đổi khí hậu, thiên tai cùng nhiều hiện tượng tự nhiên khác, nhiều nhà thiết kế ở tất cả các ngành trên thế giới đang có xu hướng quay về lối xưa với những ý tưởng thiết kế từ nhiều thế kỷ kết hợp cùng các sáng kiến, vật liệu kỹ thuật mới khám phá. Những phương kế mới này đều cố gắng bảo tồn hay giảm ảnh hưởng từ các công trình, kiến trúc và từ con người lên “mẹ thiên nhiên”. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn bỡ ngỡ với những ý tưởng trong mảng kiến trúc xanh, thì thuật ngữ được sử dụng trong những bài báo cáo và kiểm thử thiết kế có thể sẽ khiến bạn bối rối hoặc “khó tiêu hóa”. Trong hàng tá những thuật ngữ và ý tưởng để học hỏi và giải mã, bài viết của chúng tôi sẽ hướng đến một vài thuật ngữ cơ bản bên dưới.

 

  1. Chương trình chứng nhận công trình xanh (Green Building Certification Programs)

 

Nếu bạn đã từng nghe qua cụm từ thiết kế xanh, chắc chắn bạn phải nghe ít nhất một lần thuật ngữ “chương trình chứng nhận công trình xanh”. Tại Bắc Mỹ, chương trình chứng nhận phổ biến nhất là LEED, trong đó bao gồm các chương trình chứng nhận như lãnh đạo trong năng lượng và thiết kế môi trường, chứng nhận Living Building Challenge (Tạm dịch: Thách thức trong xây dựng sống), Nhà thụ động, toàn cầu xanh, nhãn năng lượng Energy Star cho nhà ở và cho công trình. Những chương trình này đều thuộc tổ chức thứ ba (Mặc dù Energy Star là chương trình chung của EPA và Bộ Năng Lượng Mỹ (DOE), có những đề mục riêng hoặc đề nghị đánh giá, thi hành, hay thiết kế những giải pháp xây dựng xanh thiết thực. Những giải pháp được xếp hạng từ nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ công trình cho đến đánh giá các sản phẩm cá nhân và trang thiết bị).

Giấy chứng nhận công trình xanh giúp quảng bá và tiếp thị những dự án được công nhận. Ảnh: Dwell

Mặc dù công trình được đánh giá qua từng phần, đôi lúc xem xét về cách tiếp cận xuất hiện linh hoạt và yêu cầu mới lạ, các kỳ công ấy sẽ được công nhận bởi những chứng nhận công trình xanh. Tấm bằng giúp quảng bá và tiếp thị những dự án và khoản mục đã được chứng nhận dưới những cái tên uy tín như LEED và Nhà Thụ Động mà đông đảo nhiều người biết đến. Có được sự chứng nhận là có thêm sự tín nhiệm, và cùng lúc là tính công trực cho dự án và nhóm thiết kế – nhưng chắc chắn đây không phải là cách duy nhất đạt đến kỳ công, các không gian và sản phẩm được thiết kế tinh tế.

Được chứng nhận dưới những cái tên nổi tiếng như LEED hay Nhà Thụ Động, công trình càng trở nên uy tín dưới mắt nhiều người. Ảnh: Dwell

  1. Dấu chân Carbon (Carbon Footprint)

 

Dấu chân Carbon là từ chuyên dụng khi đề cập đến thiết kế bền vững, gây ra bởi bàn tay con người, sự kiện, hàng hóa, hay tổ chức. Dấu chân Carbon là tổng lượng khí nhà kính và mang tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách tăng nhiệt độ xung quanh trái đất. Và một quy tắc chung về tổng lượng khí nhà kính là dấu chân Carbon càng nhỏ, lượng khí nhà kính thải ra càng ít, và sản phẩm hoặc tác động ấy sẽ thân thiện hơn với môi trường.

Mặc dù những dấu chân Carbon là phần then chốt trong thiết kế bền vững, nhưng yếu tố này lại phức tạp và khó đo lường chính xác. Ảnh: Dwell

Các dấu chân Carbon thường được đề cập trên cả hai phương diện sáng tạo và sử dụng sản phẩm. Thông thường, việc sản xuất một sản phẩm gián tiếp tạo ra khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu nhằm tạo hoặc vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Điều này ngược với lượng khí thải trực tiếp, tức là khí thải ra trong quá trình sử dụng sản phẩm thật như lượng xăng mà xe hơi tiêu thụ. Mặc dù những dấu chân Carbon chính là phần then chốt trong thiết kế bền vững, nhưng yếu tố này lại phức tạp và khó đo lường chính xác.

 

  1. Đánh giá vòng đời (Life-Cycle Assessment)

 

Đánh giá vòng đời (Life-cycle assessment – LCA) cũng được biết đến với tên gọi phân tích vòng đời (life-cycle analysis). Kỹ thuật này được áp dụng bởi nhiều nhà phân tích và thiết kế để nhận biết tác động môi trường của một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Đánh giá vòng đời bắt đầu từ việc chiết nguyên liệu thô của sản phẩm đến xử lý nguyên liệu, sản xuất, phân phối, vận chuyển, sử dụng, sửa chữa, bảo trì, và đến tận quá trình vứt bỏ hoặc tái chế. Đánh giá vòng đời có thể giúp cung cấp kiến thức tổng quan, lâu dài của các nguyên liệu đầu vào và lượng thải ra của một sản phẩm  thay vì chỉ biết tới cái nhìn thiện cận, bó buộc về một sản phẩm.

Đánh giá vòng đời có thể giúp cung cấp kiến thức tổng quan, lâu dài của các nguyên liệu đầu vào và lượng thải ra của một sản phẩm hơn thay vì chỉ biết tới cái nhìn thiện cận, bó buộc về một sản phẩm. Ảnh: Dwell

Chúng ta có thể lấy thí dụ như đánh giá vòng đời cho phép những nhà thiết kế và các chuyên gia khác so sánh hai lựa chọn khác nhau để làm kệ gỗ. Đề nghị đầu tiên có thể là tre vì tre là nguồn nguyên liệu có thể phục hồi và tăng trưởng nhanh (nhưng có thể sẽ phải vận chuyển hàng nghìn km để đến được nhà khách hàng). “Đối thủ” của vật liệu tre là gỗ phong cứng cáp. Cây phong được trồng trong địa phương và có thể vận chuyển ngắn hơn 100m từ rừng trồng đến cơ sở sản xuất (nhưng cây không phát triển nhanh bằng tre và không phải lúc nào cũng sẵn có tại các khu rừng bền vững). Đôi lúc, LCA không đưa ra đáp án rõ ràng về đúng hay sai, nhưng phương pháp đánh giá mở ra cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc và phức tạp hơn về một sản phẩm.

 

  1. Năng lượng tiêu tốn (Embodied Energy)

 

Đi kèm với “đánh giá vòng đời” là cụm từ năng lượng tiêu tốn, đề cập đến tổng lượng năng lượng cần thiết để sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ. Đây là lượng năng lượng được thiết lập, hoặc “đính kèm” cho sản phẩm đó và tổng năng lượng tiêu thụ cần thiết trong suốt vòng đời sản phẩm được xem xét từ bước sản xuất ban đầu cho đến bước phá dỡ hoặc tái chế. Nhìn chung, một sản phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng (như thép dầm hoặc cột đá) sẽ thải nhiều khí nhà kính hơn những sản phẩm có năng lượng tiêu thụ thấp (như bê tông). Đặc biệt, những chất liệu tự nhiên sẽ sử dụng năng lượng tằn tiện hơn nguyên liệu nhân tạo.

Các chất liệu tự nhiên sẽ sử dụng năng lượng tằn tiện hơn nguyên liệu nhân tạo.  Ảnh: Dwell

Thú vị là hầu hết trọng tâm trong việc cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả tại các tòa nhà đều tính trên lượng năng lượng tiêu thụ trong suốt khoảng thời gian tòa nhà được đưa vào hoạt động. Ví dụ sau khi công trình hoàn thành và trong khi công trình được đưa vào sử dụng, thay vì lượng năng lượng cần cấp cho toàn bộ tòa nhà và sản xuất tất cả thiết bị và cấu phần cần thiết. Tuy nhiên, người ta đo lường rằng năng lượng tiêu hao chiếm khoảng 30% tổng năng lượng tiêu thụ trong suốt vòng đời của công trình. Tức việc cân đo đong đếm mức năng lượng tiêu tốn có tác động quan trọng đến lượng năng lượng công trình tạo ra và cả lượng thải khí Carbon.

 Việc cân đo đong đếm mức năng lượng tiêu tốn có tác động quan trọng đến lượng năng lượng công trình tạo ra và cả lượng thải khí Carbon. Ảnh: Dwell

  1. Nước xám và nước đen (Gray Water and Black Water)

 

Sự tình về tên gọi thực sự chẳng liên quan gì đến vấn đề màu sắc, nhưng liên quan đến sự phân loại nước bẩn. Nước xám tức là nước từ bồn rửa, vòi sen, bồn tắm, máy rửa chén, và máy giặt có thể dùng lại (thường đã qua xử lý) cho việc xả bồn toilet, tưới tiêu, và nhiều mục đích tái chế khác ngoài uống. Hành động tái sử dụng nước xám quan trọng tại nhiều nơi giới hạn lượng nước sạch và chỉ được dùng nguồn nước khi cần thiết.

Nước xám được tái sử dùng để xả bồn toilet, tưới tiêu và nhiều mục đích tái chế khác. Ảnh: Dwell

Khác với nước xám, nước đen là nước thải từ toilet, chậu vệ sinh, và giấy vệ sinh bỏ chứa mầm bệnh và vấn đề nguy hại khác khi thải ra môi trường mà không qua xử lý. Những vật liệu hữu cơ trong nguồn nước đen gây cản trở khi xử lý nguồn nước, tuy nhiên với phương pháp phù hợp và ủ phân, chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng chất dinh dưỡng của vật liệu. Gạt qua mớ rối ren trên, việc phân biệt nước xám và đen thường là phụ tố quan trọng trong các công trình hướng về sinh thái và những khu vực xung quanh.

Bằng phương pháp phù hợp và ủ phân, chúng ta có thể tái chế chất dinh dưỡng của vật liệu từ nước xám. Ảnh: Dwell

Nguồn: Dwell

Người dịch: Jane

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery