Nhóm nghệ sĩ dành cả đời để trồng cây bonsai

Bonsai là một nghề thủ công quyến rũ và bí ẩn. Cây cối được quấn dây, cắt tỉa và nuôi dưỡng để trở thành những tác phẩm điêu khắc sống động, những sinh vật thấp bé của thiên nhiên, những hình ảnh tái hiện cảnh quan tự nhiên một cách tráng lệ mà chúng ta có thể chăm sóc và mang nó đi bất cứ đâu.

Tương tự các hình thức nghệ thuật khác, bonsai là một câu hỏi về thế giới quanh ta và vai trò của chúng ta đối với nó. Phát triển từ nguồn gốc của Thiền tông, bonsai đòi hỏi chúng ta sống chậm lại, quan sát kỹ hơn và kiên trì hơn. Tại Phòng triển lãm Nghệ thuật của Ballarat vào tháng ba vừa qua, một nhóm nghệ nhân bonsai đầy tài năng đã cùng ngồi lại với nhau để yêu cầu chúng tôi làm điều đó. Dưới bóng mát mùa hè: Khám phá thiết kế từ Bonsai là một cuộc triển lãm in đậm dấu ấn của nhiều hình thức nghệ thuật toàn cầu và giới thiệu nghệ sĩ tài năng từ nhóm Chojo Feature Trees, những người đã dành cả đời để làm chủ nghề thủ công cổ điển này.

Bậc thầy về bonsai, chủ nhân của Chojo Feature Trees – Jeff Barry.

Trùng thời gian với Lễ hội Thu Hải Đường Ballarat, cuộc triễn lãm đã diễn ra từ 9 – 12/3, quy tụ một bộ sưu tập các loại cây bonsai phức tạp, cây bản địa đơn, nhiều loài Bonsai ngoại lai và các chậu gốm. Khách tham quan được tìm hiểu kỹ thuật Bonsai của Joe Morgan-Paylor từ nhóm Nichigo Bonsai và nhóm Chojo, lắng nghe những âm điệu du dương từ nhạc công Adam Simmons, và bắt đầu hành trình bonsai của họ tại vườn Bonsai và các cửa hàng đồ gốm thời vụ. Bên cạnh đó, khách còn có thể ghé thăm nhà máy bia Hop Temple, nhâm nhi bia Nhật hoặc rượu whiskey!

 

Tại cuộc triển lãm, Jeff Barry –  bậc thầy về bonsai, chủ sở hữu phòng trưng bày và vườn ươm Chojo Feature Trees ở vùng núi Dandenong Ranges thuộc Melbourne, và là một trong những nghệ sĩ nổi bật tại sự kiện này, đã chia sẻ câu chuyện bí ẩn về Bonsai như sau.

 

Nguồn gốc của Bonsai

Cách đây hơn 2000 năm, các thầy tu Trung Quốc bắt đầu tạo một khuôn viên nho nhỏ sử dụng các vật mẫu nhặt được trên đường để xoáy và uốn cong. Cấu tạo gồm rêu, cỏ và cây lùn được trồng trên các tảng đá. Nghệ thuật tạo hình cây này được gọi là pun-sai, hiện tại được gọi là penjing, đã được các vua chúa ngày xưa dùng vào việc trang trí ngự hoa viên. Đối với thời chưa có máy ảnh, cây bonsai như một bức tranh tầm sâu – tác phẩm điêu khắc 3D sống động của một cảnh quan nào đó trong tự nhiên. Các nghệ sĩ sẽ nghiên cứu những chi tiết sắc xảo của cảnh quan thiên nhiên và chọn các yếu tố thích hợp nhất để tạo ra một “tranh tầm sâu” phác họa chân thật.

 

Không có gì sai khi nói điều này dẫn tới những quan niệm sai lầm về bonsai.

 

Nhiều người có ấn tượng rằng nguồn gốc của bonsai đến từ Nhật Bản, tuy nhiên hình thức nghệ thuật này không có mặt tại quốc đảo cho đến khoảng 1000 năm sau đó, khi một loạt các triết lý và đức tin của Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản.

 

Các triết lý này, được truyền bá trong các bộ thiền luận Phật giáo và bởi các thầy tu, những người đã có kinh nghiệm về nghệ thuật pun-sai. Chủ nghĩa tượng trưng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa này và pun-sai thể hiện điều đó. Mãi cho đến năm 1800 khi một nhóm các học giả Trung Quốc đưa ra tên tiếng Nhật cho hình thức nghệ thuật, Bon-sai (Bon có nghĩa là một cái chậu, còn Sai có nghĩa là cây trồng). Người nhật duy trì nghề thủ công này một cách đáng kể, họ thường trồng các cây đơn lẻ trong chậu gốm. Họ cũng phát minh ra cách dùng dây kim loại uốn cong cành cây ngược với thiên hướng phát triển tự nhiên, chủ yếu họ dùng nó để định hình và cắt tỉa theo. Người Nhật cũng đã phát triển concept về kiểu dáng, bắt nguồn từ việc hướng cây phát triển theo môi trường tự nhiên nhất định.

Cây bonsai Kimera thực hiện bởi nhóm Chojo Trees.

Trong suốt thập niên 1990, nghệ thuật này dần được truyền bá ra ngoài thế giới. Ngày nay, nó được ứng dụng toàn cầu và phát triển theo cấp số nhân.

 

Mối tương quan giữa Bonsai và cuộc sống

Càng tìm hiểu về bonsai, tôi càng nhận ra nó thật giống cuộc đời. Nghề này đòi hỏi các nghệ sĩ phải nhìn nhận thế giới tự nhiên thật chi tiết. Càng hiểu rõ các quy luật tự nhiên, càng nắm rõ mình phải làm gì. Cũng như khi hiểu rõ về các mối quan hệ, chúng ta rút ra được kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Cho nên tôi nghĩ bonsai và cuộc sống thật sự có liên quan.

 

Khi thực hành nghệ thuật bonsai, theo lý thuyết bạn đang nhìn sâu hơn vào thế giới tự nhiên, quan sát tốt hơn về cây cỏ và toàn bộ hình thái của thiên nhiên.

Luke Yeoward, nghệ sĩ bonsai của Chojo, đang làm việc tại vườn ươm

Ký ức đẹp về Bonsai

Khi tôi được 20 tuổi, tôi làm việc và sinh sống trên một mảnh vườn trồng táo ở British Columbia (Columbia thuộc Anh). Trong khoảng thời gian đó, lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được xem triển lãm bonsai ở Đảo Vancouver. Tôi đã cảm thấy thật xao xuyến. Theo cách như thế này, những việc tôi làm trong suốt thời gian đó (tại vườn táo) có thể trường tồn cả trăm năm, ngoại trừ những cây táo đương trồng. Tôi đã bắt đầu đọc sách và nghiền ngẫm nghề thủ công này. Sau cùng, tôi cũng được giới thiệu vào làm cho một nghệ nhân trồng bonsai tài năng, người đã dẫn dắt tôi đến sự chuyên nghiệp. Tôi học hỏi thầy trong suốt 5 năm sau đó và tiếp đến tôi khởi nghiệp Chojo, nhóm đào tạo bonsai của riêng mình. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau cách đây không lâu, thầy luôn cảm thấy nghề chọn tôi chứ không vì một lý do nào khác. Tôi nghĩ thầy nói đúng vì sau nhiều năm làm nghề, tôi vẫn luôn ngạc nhiên rằng việc này đang là nguồn thu nhập chính của tôi.

Ba cây Tuyết Tùng bonsai thực hiện bởi nhóm Chojo Trees

Tình huynh đệ của nhóm bonsai Chojo

Chúng tôi là một nhóm nghệ sĩ thiết kế, duy trì một bộ sưu tập nhiều cây bonsai phức tạp, bên cạnh đó vẫn mở các lớp dạy. Chúng tôi đang có tầm 1000 người đến tham dự lớp học mỗi tuần, đa phần họ là du khách nước ngoài vì Sassafras là vùng đông khách du lịch. Các thành viên trụ cột của nhóm bonsai gồm có Luke Yeoward, James Rolfe, Anu Shan-ra, Craig Wilson (chủ vườn ươm hoa Gentiana), Jesse and Tyler Connely and tôi – Jeff Barry.

Các thành viên trụ cột của nhóm Chojo luôn tâm huyết với nghề.

Khi tạo ra một cây bonsai, chúng tôi tuân theo các nguyên lý cơ bản về sự sinh trưởng cây trồng trong tự nhiên và tạo một phong cách riêng cho nó, điều mà chúng tôi học được qua quá trình nghiên cứu bonsai.

 

Tiếp đến chúng tôi cố gắng tạo ra kịch tính cho “đứa con nghệ thuật” bằng cách để lộ câu chuyện về thời gian và môi trường. Buộc dây, cắt tỉa hoàn chỉnh, cân bằng không gian tích cực và tiêu cực, công việc vẫn cứ tiếp diễn như thế.

 

Chojo đã phát triển thêm một nơi rất thú vị, đó là studio gốm tại vườn ươm. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc Nadine Knight và Jean Noel Cuzzacoli, chúng tôi đang thiết kế và cắt tỉa Bonsai ngay tại đây, không chỉ để bán mà còn để trang trí. Ngoài ra, ở đây còn có một tiệm bánh mì tươi tên là Proserpina Bakehouse, cùng nhiều cửa hàng thời vụ của các nghệ sĩ địa phương, họ thường biểu diễn nhạc sống tại vườn ươm. Nhóm chúng tôi hiện đang lên kế hoạch triển lãm bonsai hay lễ hội âm nhạc vào cuối năm nay.

 

Bonsai được làm như thế nào?

Về cơ bản, có hai phương pháp tạo ra bonsai: trồng cây (gieo hạt hoặc bắt đầu ươm cây non) và sưu tầm (trong thuật ngữ tiếng Nhật là Yamadori). Với phương pháp trồng cây, bạn hoàn toàn kiểm soát được cách cây phát triển, tuy nhiên quá trình này mất nhiều năm mới có kết quả. Còn với phương pháp sưu tầm cây trưởng thành, bạn phải tìm cách tạo những búp lá tự nhiên trong một độ cao nhất định; giăng những đường dây để tạo vị trí mới cho các nhánh cây, uốn nắn cấu trúc cây, hướng cây mọc theo concept thiết kế. Vỏ cây trưởng thành có cấu tạo phức tạp nên chúng ta sẽ không áp dụng kỹ thuật bonsai như phương pháp trồng cây.

 

Câu hỏi mà bạn nên đặt ra khi đến với nghề này:

  1. Các loài cây bạn chọn có phải là thân gỗ hoặc thân cứng không?
  2. Chúng có thể chịu được sự xáo trộn rễ không?
  3. Cây có tán lá nhỏ hay khả năng tạo tán lá nhỏ hay không?
  4. Liệu khí hậu nơi bạn sống có thích hợp để phát triển loài cây đó không?
  5. Bạn có thấy nghề này thú vị và có ý định nghiêm túc với nó hay không?

Cây hoa giấy bonsai (Bougainvillea) tại phòng trưng bày Chojo Feature Trees

Bonsai có phải là nghệ thuật làm vườn?

Con người tiếp nhận bonsai từ nhiều khía cạnh. Riêng cá nhân tôi là một nghệ sỹ, tôi đặt bonsai ở một vị trí quan trọng của Chojo. Ngoài việc chăm sóc cây, bonsai có rất ít việc liên quan đến làm vườn. Duy trì sự sống khỏe mạnh cho một cây bonsai là nhiệm vụ cơ bản mà ai cũng có thể thực hiện được dưới sự chỉ dẫn đúng đắn. Thậm chí các kỹ thuật bonsai chuyên sâu có thể học rất nhanh. Nhưng thiết kế bonsai và rèn luyện đôi mắt cần cả đời để thực hiện. Thế nên chúng tôi không ngừng học hỏi. Tôi nghĩ cách tốt nhất để nghĩ về nó là, nếu cây cối là một bảng màu thì bonsai là bức tranh vẽ lên bởi những màu sắc đó. Ngay cả khi chúng tôi thiết kế một khu vườn, nền tảng cơ bản vẫn là tạo hình của một cây đơn lẻ (Niwaki). Mọi thứ xung quanh sẽ làm màu cho cái cây đó. Mong bạn không hiểu lầm, tôi vẫn đánh giá cao những kiểu vườn tược khác nhưng thật sự nó không thể làm bonsai được.

Bonsai không phải là nghệ thuật làm vườn, thiết kế bonsai và rèn luyện đôi mắt cần cả đời để thực hiện.

Thêm một điều bạn cần cân nhắc đó là, bonsai được tạo thành dựa trên các yếu tố tự nhiên, chúng ta được truyền cảm hứng từ những cây cổ thụ nhiều cành trong rừng, không phải một cây được cắt tỉa trong vườn.

 

Suy nghĩ này xuất hiện thường xuyên trong phòng trưng bày khi người ta hỏi chúng tôi tại sao lại để lại cành chết trên cây. Một điều nữa cần xem xét là, hầu hết các tài năng ở Chojo đều là nghệ sĩ trước khi làm bonsai chuyên nghiệp; đây chỉ đơn giản là một yếu tố khác để họ nỗ lực hơn vì nghệ thuật. Trong mắt tôi, nếu yếu tố thiết kế trong bonsai bị mất đi, yếu tố nghệ thuật cũng không còn nữa.

 

Bạn có thể xem thêm nhiều tác phẩm xinh đẹp khác của Chojo Feature Trees tại WESBITE, FACEBOOK, INSTAGRAM của họ.

 

Nguồn: THE PLANTHUNTER

Ảnh:  Chojo Feature Trees


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery