Liệu trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người làm nghệ thuật?

Có phải những cỗ máy vô tri vô giác đang dần lấn sang lãnh thổ sáng tạo, vốn từ lâu được xem là miền độc nhất của loài người?

Kỉ nguyên 4.0 vừa mới bắt đầu, những thuật ngữ machine learning, trí thông minh nhân tạo (AI), gần như được nhắc đến mỗi ngày trên báo, tạp chí hay các phương tiện truyền thông; mặc dù hiệu suất làm việc của chúng tăng lên theo từng ngày, và vẫn chưa đạt đến giới hạn. Thế nhưng gần đây, một số dấu hiệu cho thấy vùng đất sáng tạo, từ xưa đến nay chỉ mỗi con người độc nhất ngự trị, lại đang bị đe dọa bởi những thuật toán lạnh lùng vô cảm.

 

Một trong những ví dụ điển hình việc máy móc có khả năng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật – nằm tại trường đại học nghệ thuật Rutgers và phòng thí nghiệm về AI (AAIL). Ở đây, từ “con người” được sử dụng như tính từ để nhấn mạnh khả năng nghệ thuật cũng như xóa nhòa ranh giới giữa những thiết kế của AI và của con người. Thông qua bài kiểm tra đặc biệt mang tên Turing được tiến hành bởi giáo sư Ahmed Elgammal tại phòng thí nghiệm AAIL, đã chứng minh rằng những bức ảnh do chương trình máy tính tạo ra dường như không có sự khác biệt so với ảnh trưng bày trong bảo tàng theo đánh giá của người nhìn. Cũng tại thời điểm này, việc có mặt của AI trong nghệ thuật đã làm dư luận sục sôi với câu hỏi:

 

Nghệ thuật có còn là nghệ thuật nếu không tồn tại sức sáng tạo từ con người?

 

Câu hỏi trên được đặt ra cũng là bước đầu tiên trong việc xác định các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra một cách máy móc có được gọi là nghệ thuật thuần túy hay không? Để vạch rõ đường biên này, chúng ta cần một định nghĩa chung cho nghệ thuật được thế giới công nhận. Tuy nhiên, thực tế lại chẳng tồn tại bất kỳ một định nghĩa nào cả.

 

Nghệ thuật có thể tồn tại ở hình dạng hoặc cách thức nào giúp gợi lên suy ngẫm hoặc chiêm nghiệm, mà không hề được nhắc đến trực tiếp thông qua tác phẩm. Còn những định nghĩa khác, chúng có thể đang nhấn mạnh về một ý niệm quan trọng nào đó hoặc xúc cảm của con người – một kỹ năng độc lập, sáng tạo, và độc nhất mà tác phẩm nghệ thuật không đủ điều kiện trong nghệ thuật.

 

Định nghĩa về nghệ thuật được cung cấp bởi Dictionary.com đã đưa ra một cách diễn đạt khá hiệu quả về nghệ thuật có nhấn mạnh đến yếu tố con người. Theo Dicitonary.com, nghệ thuật được hiểu như là “một cách diễn đạt hay việc áp dụng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng của con người, điển hình như các tác phẩm điêu khắc và hội họa được tạo ra từ các xúc cảm dạt dào trước cái đẹp”.

 

Có rất nhiều từ ngữ để ấn định khả năng bẩm sinh của con người. Ví dụ, với cụm từ ‘khả năng sáng tạo và liên tưởng’, liên tưởng là từ khóa, nhấn mạnh tính cần thiết trong việc phát triển bản thân để sở hữu sự sáng tạo trong nghệ thuật. Thêm vào đó, tác phẩm bắt buộc phải có một mục đích hoặc cảm xúc mãnh liệt hoặc những thứ tương tự để ghi đậm dấu ấn trong lòng người xem; do vậy, nghệ thuật phải cần đến bàn tay giúp sức từ con người. Thế nhưng, những nhà nghiên cứu tại AAIL dựa vào kết quả của Turing nói rằng, cảm xúc của con người không phải là điều kiện tiên quyết khiến người xem gợi đến một tác phẩm nghệ thuật.

 

Những nghiên cứu sinh tại trường đại học Rutgers tạo ra các hình ảnh từ ‘Creative Adversarial Network’ (mạng ý tưởng đối kháng), không chỉ mô phỏng nghệ thuật của con người một cách hoàn hảo, chương trình còn được thiết kế cho phép các sai lệch từ những phong cách được thiết lập trong quá khứ mà vẫn thuộc lĩnh vực “nghệ thuật”. Từ kết quả bài test đã nói ở trên, người xem đánh giá cao những bức ảnh lãng mạn và gần gũi được tạo ra bởi máy tính hơn các bức tranh treo tại bảo tàng. Thật vậy, chương trình máy tính có thể tạo ra những bức ảnh khó lòng phân biệt khi so sánh với những bản vẽ xuất phát từ bởi tâm trí của người làm nghệ thuật, và điều này nhằm chỉ ra tương lai sáng tạo, nhưng liệu bản chất gợi nhớ của những bức ảnh được phát hiện có nhấn mạnh hàm ý tàn khốc phũ phàng đó không?

 

Dave King, nhà sáng lập công ty AI Move 37 không tin vào chuyện đó. Cân nhắc đến trình độ về khoa học ứng dụng hiện tại thì để giúp AI hoạt động, ông ấy tin rằng nó chỉ có thể mang đến một giới hạn nào đó trong nghệ thuật,“Chúng chỉ có thể vẽ theo những gì mà chúng đã được đào tạo bài bản”, ông bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức ABC, khi đang nói về lượng dữ liệu khổng lồ được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo,“Trong khi, khả năng con người là vô biên vô tận, và mang đến một cái nhìn rất sâu sắc”.

 

Theo như nhận định của King về giới hạn của AI ngày nay, những nhóm như NIPS for Creativity hoặc  Machine Learning for Art (ML4A) biểu diễn cách sử dụng mạng lưới liên kết trong việc tạo ra các sản phẩm nghệ thuật, không có nghĩa là hành trình sáng tạo của con người bị chấm dứt. Quán quân cờ vua quốc tế Garry Kasparov tin rằng trận đấu của IBM’s Deep Blue giúp người chơi phát triển kĩ năng tốt hơn. Bên cạnh lý do ấy, ông Lee Sedol, kì thủ cờ vây bày tỏ ý kiến tương tự sau trận đấu kinh điển máy trong bộ phim tư liệu AlphaGo.

 

Mặc dù AI có thể tạo ra tác phẩm ngang tầm hoặc vượt bậc các nghệ sĩ hội họa, nhưng chúng sẽ không thể nào thay thế được bản tính riêng biệt của con người. Ngược lại, AI có thể và nên được xem như một công cụ để giúp con người hoàn thiện hơn nữa trong lĩnh vực nghệ thuật, cũng như những ngành nghề khác.

 

Trí tuệ nhân tạo là một trong những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển các cách thức lột tả cảm xúc từ người nghệ sĩ. Có lẽ, ta sẽ được nó dẫn dắt đến một chân trời tương lai hoàn toàn xa lạ, nơi mà sự sáng tạo được góp sức bởi cả con người lẫn máy móc.

 

Nguồn: Medium

Ảnh bìa: Santiago Pagnotta / Pexel

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery