Bố cục khuôn hình

Một bức ảnh đẹp ngoài việc đạt tối thiểu 3 yếu tố là: đủ sáng, đúng màu và đủ nét còn phải có một bố cục hợp lý. Hôm nay tôi chia sẻ với mọi người những hiểu biết của tôi về bố cục.

Bố cục được định nghĩa là cách sắp xếp các vật thể, chủ đề cần chụp trong khuôn hình (nhìn thấy trong ống ngắm) theo các quy tắc nhất định (rules).

Có rất nhiều quy tắc về bố cục nhưng trước khi tìm hiểu các quy tắc cao siêu ta hãy hiểu và tuân theo 3 quy tắc sau đây:

1.Quy tắc đuờng chân trời.

Đường chân trời là đường giao tuyến của mặt đất với bầu trời khi ta trải tầm nhìn ra xa, nó nằm ngang chia cách mặt đất với bầu trời. VD đơn giản ở bức ảnh dưới đây:

[​IMG]

[​IMG]

Như vậy là ta đã biết đường chân trời. Vậy quy tắc đường chân trời là gì? Quy tắc rất đơn giản như sau:

– Đường chân trời phải luôn luôn song song với cạnh trên và dưới của khuôn hình (cả khuôn hình đứng và ngang)Không nên để đường chân trời chéo và xiên.
– Nếu muốn lấy bầu trời nhiều thì đặt đường chân trời ở nửa dưới của khuôn hình.
– Nếu muốn lấy mặt đất nhiều thì đặt đường chân trời ở nửa trên của khuôn hình.
– Tránh (hoặc không bao giờ) đặt đường chân trời ở giữa khuôn hình.

2.Quy tắc 1/3.

Quy tắc 1/3 được giải thích đơn giản như sau: Ta chia khuôn hình thành ba phần chiều ngang và dọc theo các đừơng tuởng tưởng như hình sau:

[​IMG]

Quy tắc 1/3 chính là đặt nhân vật của mình vào giao điểm của các đường tưởng tượng và đặt trên các đường tưởng tượng. Không ai giải thích đựơc tại sao nhưng hầu như tất cả các bức ảnh đều áp dụng quy tắc này hoặc là biến thể nó đi. Quy tắc này áp dụng đối với tất cả các thể loại ảnh: phong cảnh, chân dung, nghệ thuật, …

Theo quy tắc này thì cũng không bao giờ đặt nhân vật vào chính giữa của khuôn hình.

[​IMG][​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

3.Quy tắc huớng nhìn

Huớng nhìn ở đây chính là huớng nhìn của nhân vật được chụp, quy tắc này nói rằng:
– Để cho hướng nhìn của nhân vật về phía có nhiều khoảng trống hơn (phía trước) trong khuôn hình sẽ khiến cho bức ảnh có nghĩa là hướng đến, hướng tới một nơi nào đó, luôn phát triển tiếp được. VD như bức ảnh sau:

[​IMG]

Nếu áp dụng ngược lại sẽ khiến bức ảnh có nghĩa là đường cùng, bế tắc, … VD như bức ảnh sau:

[​IMG]

Ba quy tắc này nếu hiểu rõ và áp dụng thuần thục thì tôi không tin mọi người lại chụp ảnh xấu được. Bởi tất cả các nhiếp ảnh gia đều bắt đầu sự nghiệp của mình cũng chỉ với ba quy tắc này, tất cả các bức ảnh đều sẽ có một trong 3 hoặc cả 3 quy tắc này.

Trên đây là những hiểu biết của tôi về ba nguyên tắc này, có thể là ngôn từ tôi sử dụng chưa được chuyên nghiệp lắm, nhưng hi vọng mọi người sẽ hiểu được những gì tôi viết. Nguồn ảnh tôi cũng lấy trên mạng nên kích thuớc không được đồng nhất (và cái forum cũng ko tự modify được về cùng 1 size)

Quy tắc hướng nhìn mở rộng ra một chút còn áp dụng đối với hướng chuyển động của nhân vật, vật thể. Khi chụp một người đang đi, một cái xe đang chạy hoặc một đoàn tàu đang hướng về phía, … thì bao giờ cũng phải để cho phía trước họ có nhiều khoảng trống hơn phía sau (ít nhất cũng phải 2/3 khuôn hình) – như vậy thì bức ảnh mới có lối thoát, người xem có cảm giác là nhân vật đang đi lên, đang tiến về phía trước, tiến về một vùng rộng lớn.

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

Nếu để không gian phía trước ít hơn phía sau của chủ thể chuyển động thì người xem có cảm giác là chủ thể đang hướng vào đường cùng, ngõ cụt, bế tắc, không lối thoát, đơn độc, …

Bên cạnh yếu tố 1/3 thì vẫn còn có một số quy tắc khác khá hữu dụng như:

1. Hiệu ứng về không gian trong ảnh

Cùng một cảnh nhưng nếu bạn thay đổi cách bố cục, khuôn hình sẽ có thể tăng hiệu quả về mặt thị giác cho ngươì xem dẫn đến những hiệu quả bạn mong muốn. Như bức hình sau:

[​IMG]

Với việc bố cục chủ thể ở cao nhất trong tấm hình, tác giả đem đến cho chúng ta một cảm giác sợ hãi và nghĩ rằng cậu bé đang nhảy từ trên rất cao xuống…

Hay với bức ảnh này, việc để chủ thể nằm ở 1/3 ảnh khiến cho chúng ta có cảm giác nhân vật rất nhỏ bé…

[​IMG]

1. Tính cân bằng trong bố cục nhiếp ảnh

Tính cân bằng đóng một vai trò rất quan trọng trong bố cục tạo hình của nhiếp ảnh. Có thể chia đặc tính này ra thành 2 dạng: cân bằng đều và cân bằng lệch.

Một ví dụ của cân bằng đều:

[​IMG]
Nguồn: Internet.

Trong tấm hình này, có thể thấy nhiếp ảnh gia đã đặt đường chân trời (phân cách mặt nước) vào vị trí gần như chính giữa khung hình. Bằng cách đó, tấm hình được chia thành 2 nửa đối xứng nhau, với các vật thể phía bên trên được mặt nước bên dưới phản chiếu lại hoàn toàn. Kiểu cân bằng đều này rất thường được sử dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh và nhiếp ảnh kiến trúc, bởi nó tạo cảm giác chặt chẽ và tĩnh lặng cho tấm hình.

Thay vì xếp đặt góc nhìn dựa trên vị trí các vật thể, cân bằng lệch lại thường là loại bố cục được xây dựng dựa trên sự đối lập về màu sắc hoặc kích thước của các vật thể trong khung hình:

[​IMG]
Ảnh của NAG James Dương – jamesphotoworld.com.

Nhìn ảnh trên, có thể thấy rằng quy tắc 1/3 thực ra cũng là một dạng của bố cục cân bằng lệch. Và thực vậy, cân bằng lệch là dạng bố cục mà ta sẽ thường bắt gặp nhiều hơn trong nhiếp ảnh, bởi nó ngay lập tức dẫn dụ con mắt người xem đến với điểm nhấn của tấm hình, trước khi “giải phóng” tầm nhìn về phía những khoảng không gian rộng lớn hơn, qua đó tạo cảm giác nhẹ nhõm, phóng khoáng cho người xem.

nguồn : fmk.vn


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery