Thiết kế là gì khi không phải là khoa học hay kỹ thuật ?

Tôi đã có cuộc trò chuyện như sau với một cặp vợ chồng già trong chuyến đi ở Seattle.

Họ: Vậy bạn làm gì?

Tôi: Tôi là product designer (nhà thiết kế sản phẩm).

Họ: Tuyệt vời! Bạn đang làm ra một tác phẩm nghệ thuật!

Tôi: (cười) Không thực sự. Tôi không thiết kế như nghệ sĩ. Tôi thiết kế chức năng sản phẩm, quy trình làm việc và giao diện để làm sản phẩm dễ dàng hơn với người dùng.

Cặp đôi: Hay thế… Nghe có vẻ giống kỹ sư. Bạn có viết mã không?

Tôi: (cười gượng) Vâng, tôi không viết mã như kỹ sư…

Có lẽ câu chuyện này cho thấy tôi không giỏi giải thích (giá như tôi có thể làm tốt hơn) nhưng sự nhầm lẫn về thiết kế với khoa học, nghệ thuật và kỹ thuật khá phổ biến với mọi người.

Vậy thiết kế là cái quái gì? Sau đây là danh sách tóm tắt từ một số cuốn sách tôi đọc, với sự hiểu biết của tôi.

  1. Hiện tượng nghiên cứu

Khoa học: Thế giới tự nhiên

Nghệ thuật: Kinh nghiệm của con người

Thiết kế: Thế giới nhân tạo

  1. Các phương pháp sử dụng

Khoa học: Thử nghiệm được kiểm soát, phân loại, phân tích

Nghệ thuật: Tương đồng, ẩn dụ, đánh giá

Thiết kế: Khuôn mẫu, tạo mô hình, tổng hợp

  1. Giá trị

Khoa học: Tính khách quan, hợp lý, trung lập và mối quan tâm về ‘chân lý’

Nghệ thuật: Trí tưởng tượng chủ quan, cam kết và mối quan tâm về ‘công lý’

Thiết kế: Tính thực tiễn, sự khéo léo, thấu cảm và mối quan tâm về ‘sự phù hợp

  1. Tinh túy

Khoa học: Tìm điểm tương đồng giữa những thứ khác biệt

Nghệ thuật: Tìm sự khác biệt giữa những thứ tương tự

Thiết kế: Tạo ra ‘tổng thể’ khả thi từ các ‘phần tử’ bất khả thi

Nigel Cross, trong cuốn sách Designerly Ways of Knowing (2007), nói, “Mọi thứ xung quanh chúng ta đều được thiết kế. Khả năng thiết kế, trên thực tế, là một trong ba chiều cơ bản của trí thông minh của nhân loại. Thiết kế, khoa học và nghệ thuật có mối liên hệ là ‘VÀ’ không phải là ‘HOẶC’ để tạo ra khả năng nhận thức đáng kinh ngạc của con người.”

Ngoài ra, ông cũng chỉ ra điểm tương phản giữa khoa học và nghệ thuật dễ xác định hơn các khái niệm so sánh tương quan trong thiết kế. Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ và khái niệm nhận định của chúng ta trong Thiết kế.

  1. Tư duy & Thực hiện

Khoa học: Tư duy bằng lời nói, số, chữ viết; .nhận dạng mẫu, điều tra các dạng mở rộng, phân tích

Thiết kế: Suy nghĩ không lời, hình vẽ, đồ họa; tổng hợp mẫu, điều tra các dạng mới, xây dựng.

Những trích dẫn sau đây từ Designerly Ways of Knowing (Nigel Cross, 2007) đã tuyên bố một cách chính xác thiết kế khác với khoa học như thế nào về phương pháp và chuyên môn:

“Phương pháp khoa học là một mô hình của hành vi giải quyết vấn đề được sử dụng trong việc tìm ra bản chất của những gì tồn tại, trong khi phương pháp thiết kế là một dạng hành vi được sử dụng trong việc phát minh ra những thứ có giá trị chưa tồn tại. Khoa học là phân tích; thiết kế là xây dựng.” Gregory, 1966

“Khoa học tự nhiên quan tâm đến bản chất hiện tại của sự việc. Thiết kế, mặt khác, có liên quan đến bản chất được kỳ vọng của sự việc .” Simon, 1969

“Lấy lý thuyết thiết kế làm nền tảng cho các hình mẫu logic và khoa học không phù hợp là tạo ra một sai lầm tồi tệ. Logic có lợi ích trong các hình thức trừu tượng. Khoa học điều tra các dạng tồn tại. Thiết kế khởi tạo các hình thức mới lạ.” March, 1976

  1. Giải quyết vấn đề

Các nhà khoa học: Phân tích, tập trung vào vấn đề.

Các nhà thiết kế: Pổng hợp, tập trung vào giải pháp.

Nigel đã xem xét một nghiên cứu về hành vi thiết kế, so sánh các chiến lược giải quyết vấn đề của các nhà thiết kế với các nhà khoa học. Tóm tắt ngắn gọn như sau:

“Sự khác biệt cơ bản giữa hai chiến lược này là trong khi các nhà khoa học tập trung vào việc khám phá quy tắc, các kiến ​​trúc sư lại bị ám ảnh với việc đạt được kết quả mong muốn. Các nhà khoa học áp dụng một chiến lược nhắm vào vấn đề, còn các kiến ​​trúc sư thì tập trung vào giải pháp… Những thí nghiệm này cho thấy rằng các nhà khoa học giải quyết vấn đề bằng cách phân tích, trong khi các nhà thiết kế giải quyết vấn đề bằng tổng hợp.”

  1. Nghệ thuật vs Thiết kế

Nghệ thuật: Biểu hiện cảm xúc và kinh nghiệm của con người, được đánh giá cao về vẻ đẹp hoặc sức mạnh tình cảm.

Thiết kế: Biểu hiện của mục đích, giải quyết vấn đề trong thế giới thực, được đánh giá cao về cách giải quyết vấn đề của con người.

Thiết kế thường bị hiểu lầm là Nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng rất khác nhau về mục đích. Nghệ thuật là biểu hiện của cảm xúc và kinh nghiệm của con người, được đánh giá cao về vẻ đẹp hay sức mạnh tình cảm. Thiết kế là biểu hiện của mục đích và được đánh giá cao về cách giải quyết vấn đề.

Trong nhiều trường hợp, kết quả thiết kế có thể có vẻ ngoài nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Vai trò nghệ thuật ở đây là “nghệ thuật ứng dụng” – dùng nghệ thuật để làm cho sản phẩm mang tính thẩm mỹ. Điều này không thay đổi mục đích của thiết kế vì nhu cầu thẩm mỹ có thể là một mục đích của thiết kế. Trong trường hợp này, biểu hiện thẩm mỹ là giải quyết nhu cầu của mọi người thay vì một biểu thức riêng lẻ.

  1. Kỹ thuật vs Thiết kế

Kỹ thuật: Giải quyết vấn đề giữa các bộ phận trong thế giới nhân tạo.

Thiết kế: Giải quyết vấn đề giữa con người và thế giới nhân tạo.

Kỹ thuật thiết kế? Hoặc thiết kế kỹ thuật? Đừng bối rối. Trước khi thiết kế trở thành một nghề trong ngành, các kỹ sư đã làm công việc thiết kế được gọi là “thiết kế kỹ thuật”. Sau đó, kỹ thuật và thiết kế tách ra vì nhu cầu thiết kế tăng lên và phạm vi công việc mở rộng, đặc biệt là khi thiết kế lấy con người làm trung tâm.

Bây giờ, kỹ thuật và thiết kế đang làm việc song song với các tiêu chí khác nhau: Kỹ thuật giải quyết vấn đề giữa các bộ phận trong thế giới nhân tạo, còn thiết kế giải quyết vấn đề giữa con người và thế giới nhân tạo.

  1. Đổi mới vs Thiết kế

Đổi mới: Tạo công cụ mới

Thiết kế: Sử dụng các công cụ để giải quyết vấn đề

Thiết kế có giống sự đổi mới? Không hẳn. Thiết kế đề cập thẳng đến nhu cầu. Thiết kế có thể dẫn đến một công cụ mới hoặc một cải tiến mới hoặc sử dụng các công cụ hiện có để phục vụ nhu cầu giải quyết vấn đề.

Sự đổi mới không như thiết kế. Một bước đột phá về khoa học hoặc công nghệ có thể xuất hiện nhưng không áp dụng cho trường hợp sử dụng thực tế. Cầu nối giữa vấn đề và giải pháp chính là thiết kế, hay nói cách khác là thiết kế áp dụng sự đổi mới để sử dụng.

  1. Thiết kế vs Tư duy thiết kế

Thiết kế: Quy trình xác định chức năng, hình thức hoặc sự xuất hiện của một cái gì đó, thường bằng cách tạo ra các khuôn mẫu hay hình ảnh chi tiết của nó

Tư duy thiết kế: Sử dụng các kỹ thuật thiết kế để giải quyết những thách thức có thể nằm ngoài phạm vi của các vấn đề thiết kế điển hình

Thiết kế và tư duy thiết kế rất gần gũi nên có thể gây nhầm lẫn với nhiều người. Trên thực tế, chúng khác nhau và sự khác biệt rất đơn giản và rõ ràng: Thiết kế là quá trình thực hiện, tư duy thiết kế là cách suy nghĩ.

  1. Mục đích thiết kế

Quá khứ: Định hình đồ vật

Hiện tại: Định hình hành vi

Trong quá khứ, thiết kế đóng vai trò quan trọng khi đã định hình rõ ràng các vật dụng như ghế, gói thuốc lá, các tòa nhà… Bây giờ, dưới ảnh hưởng của cách mạng kỹ thuật số, con người đang sống trong thế giới hòa hợp vật chất và tự nhiên luôn thay đổi không ngừng bởi công nghệ. Điều này làm tăng nhu cầu tâm lý học và xã hội học, dẫn dắt thiết kế đến một vai trò mới là định hình hành vi.

  1. Giáo dục thiết kế

Quá khứ: Đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề

Tương lai: Giáo dục phổ thông

Trước xã hội công nghiệp, thực sự không có giáo dục thiết kế. Trong nhiều khía cạnh, nó được dựa trên sự học nghề. Học sinh cùng với các nghệ nhân học các kỹ năng và phương pháp để giải quyết vấn đề. Do đó, thiết kế thường được coi là kỹ năng.

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, lý thuyết và phương pháp thiết kế đã được phát triển đáng kể. Tuy nhiên, các trường thiết kế chủ yếu là sự chuẩn bị cho sự nghiệp hoặc khóa đào tạo trong ngành công nghiệp này.

Là một xu hướng lớn, giáo dục thiết kế sẽ là phần thứ ba của giáo dục phổ thông, với hai lĩnh vực đã được thành lập là khoa học và nghệ thuật. Thiết kế sẽ được công nhận là một khả năng nhận thức quan trọng; giáo dục thiết kế sẽ là đào tạo “tư duy” để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực và sẽ chú ý nhiều hơn đến triết lý và đạo đức.

Nguồn: Uxdesign.cc

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery