Cách viết kịch bản phim ngắn (Phần Một)

Viết theo tiến trình ngược lại

Một số banh đã bắt đầu kêu toáng lên “Bắt đầu đoạn kết ư?” Nhưng như thế là kìm hãm, cản trở sự sáng tạo! Tiêu diệt cảm hứng! Làm phim ngắn để làm gì nếu người ta không được tự do sáng tác nữa? Nếu bạn suy nghĩ như vậy thì chứng tỏ bạn chả hiểu gì về điện ảnh. Tại sao rất nhiều tác giả trẻ lại coi thường khâu viết KB làm phim ngắn đến vậy?

Tất nhiên, biết đoạn kết phim có thể sẽ tạo cảm giác thất vọng ban đầu, nhưng đó là một cách cực kỳ hiệu quả để cấu trúc câu chuyện. Như vậy bạn sẽ tránh bị đi lạc hướng, tránh bị lạc đế, có nghĩa là tránh những tình huông chẳng liên quan gì đến câu chuyện của bạn.
Nỗi lo lắng về việc xây dựng kết cấu câu chuyện có thể kéo dài. Đôi khi, chúng ta lười nhác và tự hài lòng với một vài ý tưởng nào đó, cóp nhặt từ chỗ nọ chỗ kia một cách vô thức.
Còn nếu bạn đã biết ddaonj kết thì bạn sẽ đi thẳng vào vấn đề chính.

Hơn nữa, nghĩ ngay lập tức đến đoạn kết sẽ giúp bạn tránh được việc quên không viết đoạn kết trong KB. Đối với phim ngắn thì hiếm khi mắc phải (đặc biệt là những bộ phim được xây dựng đế nhấn đoạn kết hay đoạn kết giúp tháo gỡ tất cả), nhưng đối với những bộ phim dài hơn, khoảng 10 đến 30 phút thì chuyện này thường xuyên xảy ra, bộ phim kết thúc mà chẳng ăn nhập vào đâu.

Biết trước đoạn kết cho phép bạn sắp xếp các cảnh theo một trật tự logic và câu chuyện có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, thống nhất từ đầu đến cuối.
Như vậy, bạn sẽ tránh được những cảnh thừa, cho dù đó có thể là những cảnh “máu thịt” đẹp mê hồn khiến bạn tiếc đứt ruột, nhưng chúng sẽ làm giảm mất kịch tính của phim và làm khán giả chan. Và đó chính là cái bẫy cần phải tránh!

Chú ý: Không phải bởi vì bạn biết trước đoạn kết mà bạn không thể tự cho phép mình tạo ra những vùng tối cho nhân vật, hoặc những kịch tính mới trong câu chuyện. Chúng ta sẽ quay lại vấn đế này sau…

Lợi ích khác khi biết trước đoạn kết: ạn sẽ làm sáng tỏ tỏ câu chuyện và thông điệp của nó.
Cái nguy hiểm đối với bộ phim đầu tay là bạn muốn nói tất cả mọi thứ. Chính vì vậy, việc biết được đoạn kết giúp bạn luôn đi đúng con đường và giải đáp rõ ràng câu hỏi chính mà bạn đặt ra đầu bộ phim.

Những ý tưởng rõ ràng

Như tục ngữ đã nói: Những điều hiểu rõ sẽ được nói ra một cách rõ ràng. Bạn phải có khả năng tóm tắt chủ đề phim của mình ngắn gọn trong vài dòng. Để làm được điều đó, hãy nghĩ đến việc kể với chúng tôi tất cả. Chúng tôi phải biết sơ qua phần đầu, phần giữa và phần kết của câu chuyên (xem Nguyên tắc 3 hồi). Hãy thực hành nguyên tắc viết bút đen trên giấy trắng.

Các kiểu chủ đề

Nếu bạn không có ý tưởng phim ngắn nào trong đầu (tôi không tin chuyện này) nhưng bạn lại muốn tìm ý tưởng, trước hết hãy suy nghĩ một chút về chủ đề mà bannj muốn đề cập.

1. Những chủ đề lạ lẫm

Khi thực hiện một bộ phim ngắn đầu tay, hãy tránh chủ đề quá xa lạ đối với mình, ví như cuộc sống khổ hạnh của các nhà sư Tây Tạng. Kể cả trong trường hợp bạn rất say đề tài này, thì chắc chắn bạn phải mất hơn một giờ phim mới có thể kể hết được câu chuyện (và bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm để xử lý chất liệu và xây dựng cầu trúc chuyện phim).

2.Những chủ đề quá riêng tư

Hãy tránh xa những chủ đề mang tính chất cá nhân quá (người yêu bỏ bạn, bạn muốn kể về nỗi buồn của bạn chả hạn), trừ trường hợp vấn đề mang tầm quốc tế. Trong trường hợp này bạn cần phải chứng tỏ khả năng tạo ra khoảng cách với vấn đề đó hoặc tốt hơn nữa là không ngừng tự chế nhạo mình. Có thể đó không phải là tâm trạng của bạn khi bạn ngồi viết kịch bản. Hãy tránh xa những chủ để chỉ xoay quanh cái rốn của bạn, để khỏi phải nhìn thấy cảnh phòng chiếu trống trơ vì khán giả ra về hết.

3.Những vấn đề quá tham vọng.

Hãy tránh xa những chủ đề quá tham vọng (vấn đề toàn cầu hóa, thế chiến thứ hai, …), trừ khi bạn tìm thấy một góc độ đặc trưng nào đó.

VD: Bạn muốn kể về cuộc sống vất vả của ông bạn trong hầm mỏ vào những năm 50, để tưởng nhớ những người thọ mỏ trong lòng đất đã dâng hiến những lá phổi của mình cho cả nước Pháp. Bạn phải nói gì đây? Bắt đầu từ đâu? Trước tiên, hãy đề nghị ông bạn nói chuyện với bạn về vấn đề này. Chắc chắn, ông bạn sẽ kể cho bạn một giai thoại đặc biệt, những kỷ niệm kiểu thế này thường rất dài. Hãy quấy rầy ông ta bằng một loạt câu hỏi… Và thế là ổn rồi đấy! Ông ta bắt đầu bị cuốn vào câu chuyện và bạn sẽ không thể tin được đâu. Ông ta sẽ kể cho bạn nghe lần đầu tiên ông xuống hầm mỏ như thế nào, cảm giác của ông ra sao, rồi tuổi trẻ của ông (ở tuổi 14) … Ông không thể chịu đựng được cảnh tăm tối và bụi than lúc nào cũng nghẹt hai cánh mũi trong hầm lò. Ông nhớ lần tại một buổi khiêu vũ, trong khi đang nhảy với cô gái mà ông đem lòng yêu, ông bỗng hắt hơi vào người cô gái và làm trên váy cô xuất hiện một vệt đen bẩn! Ông rất xấu hổ, cô gái đã tát ông.

Câu chuyện thật buồn cười. Bạn có một cái kết đầy ý nghĩa. Bụi than thời đó khiến công nhân mỏ mắc bệnh phổi nhiễm bụi silic, một căn bệnh hiểm nghèo. Qua buổi khiêu vũ, bạn sẽ xây dựng cả một thế giới bi-hài.

Vấn đề còn lại là tìm cho ý tưởng đó một hình thức thể hiên, khi mà bạn đã có đoạn kết.

4.Những chủ đề khó hiểu.

Lời khuyên cuối cùng: hãy tránh xa những chủ đề không tài nào hiểu được với cái cớ là tạo ra một cái gì đó huyền bí hay trí tuệ. Không có gì khó hơn là tạo ra một không khí thực sự trong một bộ phim dài 10 phút. Thực sự mà nói, cách viết hoa lá (câu chuyện khó hiểu) hiếm khi thành công, và số lượng phim kiểu thế này là tương đối ít.

Chú ý: Không gì ngăn cản bạn xử ly một chủ đề mà bạn thích, khi mà bạn tìm cách hấp dẫn chúng tôi bằng góc độ hay cách xử lý. Những lời khuyên trên đây chỉ đặc biệt dành cho những ai không có ý tưởng về chủ đề (trường hợp này rất hiếm, hoặc dành cho những ai mong muốn sáng tác tập thể (trong khuôn khổ làm phim bài tập sinh viên chẳng hạn).

ĐỀ TÀI

Trogn khi chủ đề khái quát mục đích của kịch bản, thì đề tài nâng tầm phổ biến của KB. Theo nhà biên kịch người Y Carlo Gozzi chỉ có 36 tình huống kịch để khai thác. Không quan trọng, điều lý tưởng là việc xử lý các tình huống đó sao cho ấn tượng và độc đáo.

Ví dụ về đề tài:
– Sự bỏ rơi.
– Sự ức chế,
– Sự ghen tuông,
– Quyền lực,
– Cái tốt,
– Cái xấu, …
– v…v…

Biết rõ đề tài để làm gì?

Xác định rõ đề tài cho câu chuyện của bạn có thể giúp bạn biết rõ mình muốn đi đâu. Điều đó rất quan trọng khi bạn đang rối như tơ vò và tự hỏi “thế nhưng, mình đang nói về chuyện gì đây nhỉ?”

Trong trường hợp người đàn ông với bó hoa, đương nhiên, bạn sẽ không nói về việc nuôi ốc mà bạn sẽ nói về tình yêu cô đơn, hay sự lạnh lùng giữa phụ nữ và đàn ông. Bạn xử lý chủ đề này với sự hài hước, nỗi buồn, sự tàn nhẫn, đó là việc của bạn (nhưng luôn luôn phải nghĩ trong đầu là thể hiện thế nào cho hay, cho độc đáo. Xem chương độc đáo!).

Nếu bạn đã viết một bộ phim có kết bất ngờ, bạn tự hỏi vậy biết rõ đề tài phỏng có ích gì? Nó là thế này, chỉ đơn giản là để lạt đi lật lại đoạn kết, và tại sao lại không tìm một đoạn kết khác đầy đủ hơn,, thỏa mãn hơn.

Chú ý: Đề tài phải toát lên từ những hành động trong phim chứ không phải từ những lời thoại. Ví dụ, thật là vụng về khi bắt diễn viên của bạn phải nói: Tao muốn thống trị mày. hãy chỉ cho người xem thấy qua các hành động thì hơn.

TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA CÂU CHUYỆN

Trong khi đề tài điển hình hóa KB của bạn, xếp KB đó vào một thể loại nào đó như chúng ta vừa thấy thì thông điệp của nó chuyển tải ý kiến cá nhân của bạn, đề xuất của bạn về một vấn đề nào đó.

Thông điệp, đó gần như là đạo đức của bộ phim.

Chú ý: Ở đây, thuật ngữ đạo đức được hiểu theo nghĩa rộng. Không nhất thiết phải là một bài học đạo đức chung cho tất cả mọi người (không được làm hại trẻ em, súc vật, …) Nhưng cũng có thể là những trường hợp đó, và người ta sẽ trách cứ bạn. Tôi khuyên các bạn không nên rao giảng đạo đức trong bộ phim ngắn của mình.

Tất cả các câu chuyện đều mang theo thông điệp, dù ngắn hay dài, dù rõ ràng hay không, dù độc đáo hay không, có tính giáo dục hay không.

VD: loại phim quảng cáo đặc biệt sử dụng câu chuyện để chuyển tải một quan điểm rõ ràng, đó là quan điểm của các nhà quảng cáo. Mục đích thương mại rõ ràng: Làm cho bạn cảm thấy muốn mua sản phẩm. Và tất cả chỉ được thực hiện trong 30 giây.

VD Quảng cáo mới đây về một loại ô tô: Trên quảng trường, môt người đàn ông (dạng viên chức cao cấp sang trọng, giàu có) đang ngồi cho một thanh niên đánh giày (người thanh niên rõ là một nguwoif nghèo khổ, sống lang thang, đến từ một thuộc thế giới thứ ba). Bỗng nhiên, một chiếc ô tô láng bóng từ từ tiến vào quảng trường. Hai người đàn ông cùng một lúc nhìn thấy cái xe quay đầu lại. Chiếc xe đi đến gần, đẹp đẽ và gợi cảm, hệt như một thiếu nữ đầy tự tin về hấp dẫn của mình.

Lúc này, hai người đàn ông gần như cùng đứng dậy. Người đánh giầy thì quên việc đánh giầy, còn người được đánh giày thì quên mất người đánh giày. Cả hai đều bị chiếc xe mê hoặc, và một giọng nói vang lên quảng cáo những tính năng ưu việt của loại xe ô tô mới này. Chiếc xe rời khỏi quảng trường.

hai người đàn ông của chúng ta ngập tràn cảm xúc (thực ra, đó là nhà quảng cáo muốn làm chúng ta tin vậy) đến mức không nhận ra là họ đã hoán đổi vị trí cho nhau: lúc này, chính người sang trọng đang đánh giầy cho chàng thanh niên lang thang!

Đoạn kết phim (khá thành công và độc đáo trong thể loại này) muốn chuyển đến một thông điệp đơn giản và rõ ràng là: Một chiếc xe ô tô đẹp mê hoặc tất cả mọi người. Bạn cũng có thể vặn lại với tôi rằng thực ra đó là một thông điệp khác: Một chiếc xe ô tô đẹp làm thay đổi con người.

Trừ phim quảng cáo, còn thì làm những gì ngoài khuôn phép đạo đức bao giờ cũng dễ hơn. Những hãy cẩn thận: điều kiện là phải hài hước và không được rơi vào sự cường điệu hay nhạt nhẽo.

Hãy mạnh dạn lẫy những phim quảng cáo làm ví dụ, cả về cấu trức câu chuyện lẫn cách xử lý.

 

nguồn : fmk.vn


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery