Hé lộ 12 nguyên tắc tạo chuyển động của Disney

12 nguyên tắc hoạt hình lần đầu tiên được giới thiệu bởi các nhà hoạt hình Disney-  Ollie Johnston và Frank Thomas – trong cuốn sách Illusion of Life: Disney Animation, được phát hành vào năm 1981.

Trong cuốn sách này, Johnston và Thomas nghiên cứu công việc của các hoạ sĩ hàng đầu Disney từ những năm 1930 trở đi và khám phá được 12 nguyên tắc cơ bản trong hoạt hình.

Những nguyên tắc này tạo thành cơ sở nền tảng cho tất cả sản phẩm hoạt hình sau này. Chúng có liên quan đến một số lĩnh vực khác nhau. Cách sử dụng dễ thấy nhất là tạo hình động cho thiết kế nhân vật, nhưng các quy tắc này cũng là một hướng dẫn vô giá trong thiết kế web – ví dụ, nếu bạn muốn đưa chuyển động vào giao diện bằng một số hoạt ảnh CSS.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn từng nguyên tắc hoạt hình, cùng các ảnh GIF hữu ích từ Vincenzo Lodigiani, cũng là tác giả của video ngắn The Illusion of Life.

Khi bạn đã hiểu 12 nguyên tắc hoạt hình này, bạn có thể đưa sản phẩm chuyển động của mình lên tầm cao mới. Cùng khám phá những nguyên tắc và ý nghĩa của chúng dưới đây.

  1. Squash và stretch (Sự co và giãn của chuyển động)

Squash và stretch được xem là yếu tố quan trọng nhất trong 12 nguyên tắc hoạt hình. Khi áp dụng, nó giúp thêm thắt cho các nhân vật và đối tượng hoạt hình ảo giác về trọng lực, trọng lượng, khối lượng và tính linh hoạt. Hãy xem cách một quả bóng cao su nảy lên khi ném vào không khí: quả bóng giãn dài khi bay lên và co lại khi chạm đất.

Khi sử dụng nguyên tắc này, điều quan trọng là phải giữ khối lượng của vật thể phù hợp. Vì khi bạn giãn dài một cái gì đó, nó sẽ mỏng đi, và khi bạn co nén một cái gì đó, nó sẽ dài ra.

  1. Anticipation (Sự lấy đà/chuẩn bị)

Anticipation giúp người xem dự đoán những gì sắp xảy ra. Khi được sử dụng, nó có tác dụng làm cho hành động của đối tượng trở nên thực tế hơn.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn đã nhảy vào không khí mà không cần uốn cong đầu gối, hoặc ném một quả bóng mà không cần kéo căng cánh tay thì sẽ như thế nào. Nó sẽ không tự nhiên (thực tế, ta thậm chí còn không thể nhảy nếu không uốn cong đầu gối!). Tương tự, hoạt hình mà không có sự lấy đà sẽ làm cho chuyển động trở nên vụng về, nhạt nhẽo và vô hồn.

  1. Staging (Dàn dựng)

Staging bao gồm rất nhiều yếu tố trong cùng một tác phẩm, vì thế cần sử dụng chuyển động để dẫn dắt mắt người xem và thu hút sự chú ý của họ đến những thứ quan trọng trong bối cảnh đó.

  1. Straight Ahead Action và Pose to Pose (Sự diễn tiến và Sự chuyển hoá điệu bộ – tư thế – hình dạng)

Có hai cách để xử lý chuyển động: Straight Ahead (sự diễn tiến) và Pose to pose (sự chuyển hóa). Mỗi cách đều có những lợi ích riêng, và chúng thường được kết hợp với nhau. Straight Ahead liên quan đến việc vẽ từng khung hình từ đầu đến cuối. Nếu bạn đang tìm kiếm các chuyển động thực tế, Straight Ahead là kỹ thuật tốt nhất cho bạn.

Với Pose to pose , bạn cần vẽ khung hình bắt đầu, khung hình kết thúc và một vài khung chính ở giữa. Sau đó, bạn quay trở lại và hoàn thành phần còn lại. Kỹ thuật này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn trong bối cảnh và tăng hiệu ứng của chuyển động.

  1. Follow through and overlapping action (sự kéo theo và quá đà)

Khi vật thể ngừng chuyển động, các phần khác nhau của vật thể sẽ dừng ở các mức độ khác nhau. Tương tự, không phải mọi thứ trên cùng một đối tượng sẽ di chuyển với cùng tốc độ.

Ví dụ, nếu một nhân vật di chuyển, tay và chân của chúng có thể đang di chuyển với một tốc độ khác so với đầu. Đây là hành động chồng chéo nhau. Tương tự , khi nhân vật ngừng chạy, tóc của họ có thể sẽ tiếp tục di chuyển cho một vài khung hình trước khi ngừng hoàn toàn. Đây là những nguyên tắc quan trọng cần nắm rõ nếu bạn muốn hoạt ảnh của mình sát với thực tế.

  1. Slow in and slow out (Bắt đầu và kết thúc chậm rãi)

Cách tốt nhất để hiểu sự bắt đầu và kết thúc chậm rãi là hình dung về cách một chiếc xe khởi động và dừng lại. Nó sẽ bắt đầu di chuyển chậm, trước khi lấy đà và tăng tốc. Điều này xảy ra tương tự khi phanh xe. Trong hoạt ảnh, cách để tạo hiệu ứng này là thêm nhiều khung hình ở đầu và cuối của chuỗi hành động. Áp dụng nguyên tắc để khiến cho các đối tượng của bạn sống động hơn.

  1. Arc (Di chuyển theo đường cong)

Khi làm việc trong hoạt hình, cách tốt nhất là nên tuân theo các định luật vật lý. Hầu hết các đối tượng di chuyển theo một vòng cung hoặc một đường dẫn và phản ánh vòng cung đó. Ví dụ, khi bạn ném một quả bóng vào không khí, nó sẽ di chuyển theo một vòng cung tự nhiên vì chịu tác động của trọng lực Trái Đất.

  1. Secondary action (Hành động phụ)

Các hành động phụ được sử dụng để hỗ trợ hoặc nhấn mạnh hành động chính đang diễn ra trong một phân cảnh. Hành động phụ giúp tăng nhiều phân đoạn hơn cho các nhân vật và đối tượng của bạn.

Ví dụ, sự chuyển động tinh tế của mái tóc nhân vật khi họ đi bộ, biểu hiện trên khuôn mặt hay một vật thể phụ phản ứng với vật thể chính. Nhưng cần chú ý rằng hành động phụ không nên làm sao lãng hành động chính.

  1. Timing (Thời gian)

Nếu bạn di chuyển một đối tượng nhanh hơn hoặc chậm hơn so với thế giới thực, thì hiệu ứng sẽ không tự nhiên. Sử dụng thời gian chính xác cho phép bạn kiểm soát tâm trạng và phản ứng của các nhân vật và đối tượng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh thời gian theo ý muốn (đặc biệt là nếu bạn đang tạo ra một thế giới tưởng tượng) – chỉ cần chúng giữ được tính nhất quán.

  1. Exaggeration (Sự cường điệu)

Quá nhiều tính hiện thực có thể làm hỏng sự thú vị của hoạt hình. Thay vào đó, hãy thêm một số cường điệu vào các nhân vật và đối tượng của bạn để làm cho chúng sống động hơn.

Hãy “bứt phá” mọi giới hạn và làm nổi bật hoạt ảnh của mình!

  1. Solid drawing (Phối cảnh)

Bạn cần nắm rõ những nguyên tắc phối cảnh cơ bản khi tạo hình, như làm thế nào để vẽ trong không gian ba chiều, các hiểu biết hình dạng giải phẫu, trọng lượng và khối lượng, ánh sáng và bóng tối.

Đương nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là: Duy trì sự nhất quán.

  1. Appeal (Sự lôi cuốn)

Nhân vật, đối tượng của bạn và thế giới mà họ sống cần phải thu hút người xem. Để đạt được điều này, thiết kế nên dễ cảm nhận, phối cảnh tốt và cá tính. Điều này có thể không đơn giản, nó cần bắt đầu từ bước minh hoạ nhân vật thật hoàn chỉnh để có thể kể chuyện thông qua nghệ thuật hoạt hình.

 

Nguồn dịch : idesign.vn

Tác giả: Tammy Coron

 

 


-----------------***---------------
Hướng dẫn cách tải về (dowload): http://khodohoa.vn/hot-trend/huong-dan-cach-tai-ve-tai-nguyen-tren-web.html
-----------------***---------------

Previous picture Next picture Close gallery